Thế giới

ASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông Mekong

ClockThứ Năm, 23/07/2020 20:42
TTH - Hãng tin Khmer Times dẫn lời giới chuyên gia cho biết, đại dịch COVID-19 đã và đang hoành hành trên khắp mọi nơi trên thế giới và gây nên cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng về mọi mặt như từ sức khỏe, đến xã hội, thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Song chính lúc này đây, thế giới cần nhất sự hợp tác quốc tế toàn diện và nỗ lực để cùng chung tay giải quyết những thách thức lớn nhất của thời đại.

ASEAN: Hợp tác giúp giải quyết khói mù xuyên biên giới giữa đại dịchASEAN với các biện pháp thương mại ứng phó thời đại dịch

ASEAN liên tục tạo ra môi trường thuận lợi để hợp tác và phát triển trong tiểu vùng sông Mekong. Ảnh minh họa: Baoquocte.vn

Ở cấp tiểu khu vực, ASEAN đã liên tục tạo ra môi trường thuận lợi để hợp tác và phát triển. Trong đó nhất quyết cố gắng đảm bảo các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mekong hiện có (như MRC, GMS và ACMECS) tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng và thịnh vượng của toàn khu vực. Ngoài ra, ASEAN cũng cần phải thể hiện mình với vai trò là một mắt xích quan trọng giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng ở Mekong với các khuôn khổ khác, bao gồm Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA) và Tam giác tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Singapore (IMS-GT) để thúc đẩy sự phối hợp và bổ sung giữa các sáng kiến tiểu vùng dựa trên quy tắc cởi mở, toàn diện...

Trong một thông tin có liên quan, đối với khu vực sông Mekong, hợp tác tiểu vùng đã và đang góp phần huy động các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Từ những năm 2000, một số cơ chế hợp tác tiểu vùng đã được tạo ra để thúc đẩy hội nhập và kết nối trong khu vực, cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN, góp phần vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN và thúc đẩy quan hệ với các đối tác bên ngoài. Dễ nhìn thấy nhất là sự thành công của hợp tác Mekong – Nhật Bản được triển khai năm 2007 và hợp tác Mekong – Lancang (MLC).

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top