Các vệ tinh sẽ được sử dụng để lập bản đồ tán cây rừng trên trái đất bằng hệ thống AI. Ảnh minh họa: TTXVN

Các nhà nghiên cứu đã phân tích một cơ sở dữ liệu khổng lồ về hình ảnh vệ tinh bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Họ sử dụng mạng lưới thần kinh có khả năng nhận ra các vật thể như cây cối dựa trên hình dạng và màu sắc của chúng.

Tác giả chính của nghiên cứu này, nhà khoa học Martin Brandt, đã trải qua quá trình gian khổ để tự mình xác định và dán nhãn cho gần 90.000 cây, trước đó.

Từ những hình ảnh này, máy tính đã biết được một cái cây trông như thế nào và có thể chọn ra những tán riêng lẻ từ hàng nghìn hình ảnh trong cơ sở dữ liệu. Brandt cho biết người ta sẽ mất hàng triệu năm để xác định những cái cây như vậy nếu không có hệ thống AI.

Trong một đánh giá về nghiên cứu, được ủy quyền bởi tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Đại học Bang New Mexico đã viết rằng, chúng ta “sẽ sớm có thể lập bản đồ vị trí và kích thước của mọi cây trên toàn thế giới”.

Cũng tham gia vào nghiên cứu này, Jesse Meyer, một lập trình viên tại NASA, cho biết: “Trong một hoặc hai năm hoặc mười năm, nghiên cứu có thể được lặp lại... để xem liệu các nỗ lực phục hồi và giảm nạn phá rừng có hiệu quả hay không.”

Cùng với cơ hội đo lường nạn phá rừng, các vệ tinh cũng sẽ cho phép các nhà khoa học xác định lượng carbon được lưu trữ trong sa mạc, một con số hiện chưa được đưa vào khi lập mô hình biến đổi khí hậu.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Euronews)