Thế giới

Vệ tinh sẽ lập bản đồ cây cối trên Trái đất bằng trí tuệ nhân tạo

ClockThứ Bảy, 17/10/2020 15:36
TTH.VN - Các nhà khoa học đã lập bản đồ 1,8 tỷ tán cây riêng lẻ trên hàng triệu km của khu vực Sahel và Sahara ở Tây Phi. Đây là lần đầu tiên cây cối được lập bản đồ chi tiết trên một khu vực rộng lớn như vậy.

Việt Nam chủ trì phiên họp của Ủy ban của Hội đồng Bảo an về Nam SudanViệt Nam kêu gọi cách tiếp cận toàn diện giải quyết các thách thức tại MaliLiên Hiệp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lậpPhát hiện dấu hiệu sự sống ở sao KimHàn Quốc: Thiệt hại tài sản do mưa lớn ước tính hơn 1 nghìn tỷ wonVệ sinh và nước sạch - hai lĩnh vực bị lãng quên bởi COVID-19Vụ nổ kinh hoàng ở Beirut: Bắt giữ thêm 2 người để điều traAustralia: Tiểu bang Victoria tuyên bố tình trạng thảm họa về COVID-19

Các vệ tinh sẽ được sử dụng để lập bản đồ tán cây rừng trên trái đất bằng hệ thống AI. Ảnh minh họa: TTXVN

Các nhà nghiên cứu đã phân tích một cơ sở dữ liệu khổng lồ về hình ảnh vệ tinh bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Họ sử dụng mạng lưới thần kinh có khả năng nhận ra các vật thể như cây cối dựa trên hình dạng và màu sắc của chúng.

Tác giả chính của nghiên cứu này, nhà khoa học Martin Brandt, đã trải qua quá trình gian khổ để tự mình xác định và dán nhãn cho gần 90.000 cây, trước đó.

Từ những hình ảnh này, máy tính đã biết được một cái cây trông như thế nào và có thể chọn ra những tán riêng lẻ từ hàng nghìn hình ảnh trong cơ sở dữ liệu. Brandt cho biết người ta sẽ mất hàng triệu năm để xác định những cái cây như vậy nếu không có hệ thống AI.

Trong một đánh giá về nghiên cứu, được ủy quyền bởi tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Đại học Bang New Mexico đã viết rằng, chúng ta “sẽ sớm có thể lập bản đồ vị trí và kích thước của mọi cây trên toàn thế giới”.

Cũng tham gia vào nghiên cứu này, Jesse Meyer, một lập trình viên tại NASA, cho biết: “Trong một hoặc hai năm hoặc mười năm, nghiên cứu có thể được lặp lại... để xem liệu các nỗ lực phục hồi và giảm nạn phá rừng có hiệu quả hay không.”

Cùng với cơ hội đo lường nạn phá rừng, các vệ tinh cũng sẽ cho phép các nhà khoa học xác định lượng carbon được lưu trữ trong sa mạc, một con số hiện chưa được đưa vào khi lập mô hình biến đổi khí hậu.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Euronews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top