Đổi múi giờ đông, hè khiến nhịp sinh học của người dân và gia súc ở châu Âu bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: AFP/VOV
Tuy nhiên, đây có thể sẽ là lần cuối cùng khu vực châu Âu sử dụng múi giờ bởi EU đã bỏ phiếu bãi bỏ thực hiện chính sách tiết kiệm ánh sáng ban ngày kể từ năm 2021. Song các kế hoạch cụ thể tiếp theo hiện vẫn đang chưa rõ ràng.
Được biết, Đức đã đưa ra sự chuyển đổi giữa múi giờ mùa đông và mùa hè từ năm 1980, sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ý tưởng này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách tối đa hóa số giờ sử dụng ánh sáng mặt trời.
Truyền thống vốn đã được quy định triển khai trên toàn Liên minh châu Âu (EU) hiện ngày càng không được ưa chuộng trong những năm qua. Các nhà phê bình nhận định rằng việc chuyển đổi múi giờ sẽ làm rối loạn nhịp độ sinh học của cả ở người và gia súc, từ đó dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Trước đó, vào năm 2018, một cuộc thăm dò của EU đã chỉ ra sự ủng hộ áp đảo trong việc chấm dứt hoàn toàn truyền thống tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Một năm sau, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu bãi bỏ chính sách này từ năm 2021. Trong đó, quyết định này sẽ cho phép các quốc gia thành viên EU quyết định xem liệu có nên áp dụng việc thay đổi múi giờ 2 lần 1 năm hay không. Song đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất rằng khối nên áp dụng thời gian mùa đông hay mua hè. Hiện năm 2021 đã sắp đến và câu hỏi liệu chủ nhật vừa qua (25/10) có phải là lần cuối cùng khối Liên minh châu Âu áp dụng lùi 1 giờ để tiết kiệm ánh sáng hay không vẫn chưa được giải đáp.
Đan Lê (Lược dịch từ Dw)