Thế giới

Liên minh châu Âu áp dụng múi giờ mùa đông

ClockThứ Hai, 26/10/2020 07:14
TTH.VN - Theo truyền thống lâu đời nhằm tận dụng thêm 1 giờ ánh sáng mặt trời vào buổi sáng, ngày 25/10, châu Âu chính thức chuyển sang múi giờ mùa đông. Trong đó người dân Đức vừa có thêm 1 giờ "ngủ nướng" khi đồng hồ châu Âu dời lui 1 tiếng vào lúc 3h sáng.

Châu Âu bãi bỏ quy ước giờ mùa hèEU hỗ trợ ứng phó thiên tai ở Nam và Đông Nam ÁNghị viện châu Âu bỏ phiếu chấm dứt thay đổi giờ mùa đông và hèChâu Âu đổi sang giờ mùa Đông

Đổi múi giờ đông, hè khiến nhịp sinh học của người dân và gia súc ở châu Âu bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: AFP/VOV

Tuy nhiên, đây có thể sẽ là lần cuối cùng khu vực châu Âu sử dụng múi giờ bởi EU đã bỏ phiếu bãi bỏ thực hiện chính sách tiết kiệm ánh sáng ban ngày kể từ năm 2021. Song các kế hoạch cụ thể tiếp theo hiện vẫn đang chưa rõ ràng.

Được biết, Đức đã đưa ra sự chuyển đổi giữa múi giờ mùa đông và mùa hè từ năm 1980, sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ý tưởng này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách tối đa hóa số giờ sử dụng ánh sáng mặt trời.

Truyền thống vốn đã được quy định triển khai trên toàn Liên minh châu Âu (EU) hiện ngày càng không được ưa chuộng trong những năm qua. Các nhà phê bình nhận định rằng việc chuyển đổi múi giờ sẽ làm rối loạn nhịp độ sinh học của cả ở người và gia súc, từ đó dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Trước đó, vào năm 2018, một cuộc thăm dò của EU đã chỉ ra sự ủng hộ áp đảo trong việc chấm dứt hoàn toàn truyền thống tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Một năm sau, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu bãi bỏ chính sách này từ năm 2021. Trong đó, quyết định này sẽ cho phép các quốc gia thành viên EU quyết định xem liệu có nên áp dụng việc thay đổi múi giờ 2 lần 1 năm hay không. Song đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất rằng khối nên áp dụng thời gian mùa đông hay mua hè. Hiện năm 2021 đã sắp đến và câu hỏi liệu chủ nhật vừa qua (25/10) có phải là lần cuối cùng khối Liên minh châu Âu áp dụng lùi 1 giờ để tiết kiệm ánh sáng hay không vẫn chưa được giải đáp.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top