Hơn 1 tỷ người có nguy cơ sống trong cảnh đói nghèo cùng cực. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Một kịch bản như vậy sẽ đồng nghĩa rằng, sự phục hồi từ đại dịch COVID-19 sẽ bị kéo dài, dự báo 80% cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra sẽ tiếp tục trong một thập kỷ.

Tuy nhiên, UNDP nhận định, tập trung chặt chẽ vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) có thể làm chậm lại sự gia tăng của tình trạng đói nghèo cùng cực, giúp 146 triệu người thoát khỏi tình cảnh này. Một kịch bản “thúc đẩy SDGs” đầy tham vọng nhưng khả thi như vậy cũng sẽ thu hẹp khoảng cách nghèo đói về giới, giảm tỷ lệ người nghèo là nữ giới, thậm chí có tính đến các tác động hiện tại của đại dịch COVID-19.

Qua đó, nghiên cứu đề xuất việc kết hợp sự thay đổi thông qua những thúc đẩy đối với cả các Chính phủ và người dân, chẳng hạn như cải thiện hiệu lực và hiệu quả trong quản trị, thay đổi thói quen tiêu thụ thực phẩm, năng lượng và nước. Đề xuất cũng tập trung vào sự hợp tác toàn cầu về hành động khí hậu, đầu tư bổ sung vào việc phục hồi từ COVID-19, và nhu cầu cải thiện truy cập băng thông rộng và đổi mới công nghệ.

Được biết, nghiên cứu đánh giá tác động của các kịch bản phục hồi từ COVID-19 khác nhau đối với sự phát triển bền vững và đánh giá các tác động đa chiều của đại dịch trong 10 năm tới.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)