Người dân ở Nga được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: Moskva News Agency/TTXVN

Bên cạnh đó, ông Munir Akram cũng vạch ra các mục tiêu cho năm tới, bao gồm các kế hoạch về một cơ sở hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở những quốc gia đang phát triển, và các diễn đàn nhằm xem xét những vấn đề quan trọng để phục hồi và đạt được sự phát triển bền vững.

Chủ tịch ECOSOC khẳng định, vắc-xin ngừa COVID-19 phải được xem là “hàng hóa công cộng toàn cầu”; và do đó, mọi người, ở mọi nơi đều có thể tiếp cận được. Ông Munir Akram nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế mang tính đột phá nhằm đạt được mục tiêu này, được gọi là Cơ sở COVAX. “Điều này dựa vào việc các Chính phủ có thể quyết định họ sẽ phân bổ một phần sản lượng vắc-xin cho các quốc gia khác: cho các quốc gia đang phát triển, cho những người dễ bị tổn thương ở các quốc gia đang phát triển. Đây sẽ là một “phép thử cam go”, Chủ tịch ECOSOC nhận định.

Theo đó, đại dịch COVID-19 đang có những tác động sâu sắc trên toàn cầu, nhất là ở các quốc gia nghèo nhất thế giới; điều này đồng nghĩa rằng, cộng đồng quốc tế phải chống lại cả virus và hậu quả của đại dịch này.

Được biết, ECOSOC là 1 trong 6 cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc (LHQ), thúc đẩy hòa bình thông qua hợp tác kinh tế quốc tế.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)