Thế giới

Vắc-xin cho tất cả mọi người: “Phép thử cam go” trong cuộc chiến chống COVID-19

ClockThứ Năm, 17/12/2020 20:17
TTH - Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC), ông Munir Akram ngày 17/12 cho rằng, việc phân phối công bằng vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ đại diện cho một “phép thử cam go” đối với cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và đoàn kết toàn cầu trong việc đẩy lùi dịch bệnh này.

Tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 "made in" Việt Nam cho người tình nguyệnRào cản của châu Phi trong nỗ lực tiếp cận với vắc-xin COVID-19Mỹ dự kiến tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho 100 triệu người vào tháng 2/2021

Người dân ở Nga được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: Moskva News Agency/TTXVN

Bên cạnh đó, ông Munir Akram cũng vạch ra các mục tiêu cho năm tới, bao gồm các kế hoạch về một cơ sở hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở những quốc gia đang phát triển, và các diễn đàn nhằm xem xét những vấn đề quan trọng để phục hồi và đạt được sự phát triển bền vững.

Chủ tịch ECOSOC khẳng định, vắc-xin ngừa COVID-19 phải được xem là “hàng hóa công cộng toàn cầu”; và do đó, mọi người, ở mọi nơi đều có thể tiếp cận được. Ông Munir Akram nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế mang tính đột phá nhằm đạt được mục tiêu này, được gọi là Cơ sở COVAX. “Điều này dựa vào việc các Chính phủ có thể quyết định họ sẽ phân bổ một phần sản lượng vắc-xin cho các quốc gia khác: cho các quốc gia đang phát triển, cho những người dễ bị tổn thương ở các quốc gia đang phát triển. Đây sẽ là một “phép thử cam go”, Chủ tịch ECOSOC nhận định.

Theo đó, đại dịch COVID-19 đang có những tác động sâu sắc trên toàn cầu, nhất là ở các quốc gia nghèo nhất thế giới; điều này đồng nghĩa rằng, cộng đồng quốc tế phải chống lại cả virus và hậu quả của đại dịch này.

Được biết, ECOSOC là 1 trong 6 cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc (LHQ), thúc đẩy hòa bình thông qua hợp tác kinh tế quốc tế.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liệu ASEAN có thể đi đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa?

Kể từ sự kiện Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) diễn ra tại Colombia vào đầu tháng 11, các nước ASEAN đã thể hiện những cách tiếp cận khác nhau đối với các mục chính trong chương trình đàm phán.

Liệu ASEAN có thể đi đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa
Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi

Thừa Thiên Huế là một trong hơn 30 tỉnh sẽ triển khai đồng thời cả hai vắc-xin Rotarix và Rotavin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) theo chủ trương của Bộ Y tế. Loại vắc-xin này khá đắt trên thị trường, vì vậy, thông tin này được rất nhiều bà mẹ mong chờ.

Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi
Ma túy, “cuộc chiến” không ngưng nghỉ

Dù đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, hướng đến mục tiêu vì một TP. Huế “không ma túy, không trộm cắp, không cướp giật tài sản”, nhưng thực tế, ma túy vẫn len lỏi vào đời sống xã hội, nhất là giới trẻ.

Ma túy, “cuộc chiến” không ngưng nghỉ
Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết
Return to top