Bên trong không gian Nhà trưng bày Hoàng Sa
Nhà trưng bày Hoàng Sa (nằm trên đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Bên trong không gian này, các tư liệu, hiện vật được trưng bày theo 5 chủ đề: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời Nguyễn (1802 – 1945); Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 – 1974; Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.
Nhà trưng bày Hoàng Sa có hình “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” hết sức ấn tượng. Ý tưởng thiết kế độc đáo này đã thể hiện sinh động sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời chứng tỏ Việt Nam đã có một quá trình xác lập và thực thi chủ quyền rất sớm đối với quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thời các chúa Nguyễn mà việc vua Minh Mạng đóng dấu trong văn bản thành lập hải đội Hoàng Sa là một trong những dấu mốc quan trọng của quá trình xác lập và thực thi chủ quyền không thể tranh cãi này.
Nhà trưng bày Hoàng Sa mở cửa không chỉ là ước mong của người dân Đà Nẵng mà còn là tâm nguyện của người dân Việt trong và ngoài nước. Đây sẽ là nơi để mọi người nhận thức, dành tình cảm cho biển đảo và đưa người dân đến gần với Hoàng Sa.
Những hình ảnh về Nhà trưng bày Hoàng Sa được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:
Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Những hình ảnh về lễ khao lề thế lính ở Hoàng Sa được tái hiện bên trong không gian Nhà trưng bày Hoàng Sa
Các bản đồ do phương Tây xuất bản xác nhận lãnh thổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Lá cờ chủ quyền Tổ quốc được trưng bày ở Nhà trưng bày Hoàng Sa. Nơi này còn trưng bày hệ thống các tư liệu bằng hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi mỹ thuật, kỹ thuật đa phương tiện kết hợp với hệ thống bản đồ, sa bàn nhằm giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Hoàng Sa
Các tư liệu Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn (1802-1945)
Ốc sò được các ngư dân đưa về từ quần đảo Hoàng Sa
Cột mốc chủ quyền Hoàng Sa được tái hiện ở khu vực trung tâm
Cát đưa về từ Hoàng Sa được trưng bày ở ngay phía dưới cột mốc chủ quyền
Tàu cá ĐNa 90152 (bị đâm chìm trong đợt Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD981 trong vùng biển Việt Nam) cũng được đưa về khuôn viên Nhà trưng bày Hoàng Sa
Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước
Nhà trưng bày Hoàng Sa nhìn từ bên ngoài
P.T (thực hiện)