ClockThứ Bảy, 23/01/2021 14:38

Nhà trưng bày Hoàng Sa - điểm hành hương về lòng yêu nước

TTH.VN - Được xem là điểm hành hương về lòng yêu nước, Nhà trưng bày Hoàng Sa - nơi đang trưng bày hàng ngàn tư liệu, hiện vật về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đã trở thành “giáo án sống” về chủ quyền biển đảo.

Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”Sách Địa lý Trung Quốc không ghi nhận Hoàng Sa – Trường SaViệt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự trái phép ở Hoàng Sa

Bên trong không gian Nhà trưng bày Hoàng Sa

Nhà trưng bày Hoàng Sa (nằm trên đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Bên trong không gian này, các tư liệu, hiện vật được trưng bày theo 5 chủ đề: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời Nguyễn (1802 – 1945); Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 – 1974; Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

Nhà trưng bày Hoàng Sa có hình “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” hết sức ấn tượng. Ý tưởng thiết kế độc đáo này đã thể hiện sinh động sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời chứng tỏ Việt Nam đã có một quá trình xác lập và thực thi chủ quyền rất sớm đối với quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thời các chúa Nguyễn mà việc vua Minh Mạng đóng dấu trong văn bản thành lập hải đội Hoàng Sa là một trong những dấu mốc quan trọng của quá trình xác lập và thực thi chủ quyền không thể tranh cãi này.

Nhà trưng bày Hoàng Sa mở cửa không chỉ là ước mong của người dân Đà Nẵng mà còn là tâm nguyện của người dân Việt trong và ngoài nước. Đây sẽ là nơi để mọi người nhận thức, dành tình cảm cho biển đảo và đưa người dân đến gần với Hoàng Sa.

Những hình ảnh về Nhà trưng bày Hoàng Sa được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép

Những hình ảnh về lễ khao lề thế lính ở Hoàng Sa được tái hiện bên trong không gian Nhà trưng bày Hoàng Sa

Các bản đồ do phương Tây xuất bản xác nhận lãnh thổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Lá cờ chủ quyền Tổ quốc được trưng bày ở Nhà trưng bày Hoàng Sa. Nơi này còn trưng bày hệ thống các tư liệu bằng hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi mỹ thuật, kỹ thuật đa phương tiện kết hợp với hệ thống bản đồ, sa bàn nhằm giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Hoàng Sa

Các tư liệu Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn (1802-1945)

Ốc sò được các ngư dân đưa về từ quần đảo Hoàng Sa

Cột mốc chủ quyền Hoàng Sa được tái hiện ở khu vực trung tâm

Cát đưa về từ Hoàng Sa được trưng bày ở ngay phía dưới cột mốc chủ quyền

Tàu cá ĐNa 90152 (bị đâm chìm trong đợt Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD981 trong vùng biển Việt Nam) cũng được đưa về khuôn viên Nhà trưng bày Hoàng Sa

Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước

Nhà trưng bày Hoàng Sa nhìn từ bên ngoài 

P.T (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày

Sau hơn 5 năm thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã sưu tập được 68 tác phẩm, kinh phí từ ngân sách nhà nước. Năm 2024 này, Bảo tàng dự kiến sẽ đề xuất UBND tỉnh sưu tập thêm 4 tác phẩm. Hội đồng thẩm định tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã họp và thống nhất trình danh sách 4 tác phẩm đề xuất sưu tập. Trong số đó, đáng chú ý có tác phẩm “Cảnh trong vườn” của họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979).

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày
Sưu tầm tư liệu di sản Huế từ Pháp

Trân quý những tấm lòng hướng về di sản văn hóa Huế, Báo Thừa Thiên Huế kỳ này trân trọng giới thiệu những hình ảnh của tác giả Nguyễn Phúc Bảo Minh

Sưu tầm tư liệu di sản Huế từ Pháp
Bóng cờ hồn nước thiêng liêng

Lá cờ đỏ sao vàng được tô thắm bởi máu xương của bao thế hệ người lính hào hùng trên biển, là “kim chỉ nam” để cán bộ, chiến sĩ hải quân “chân cứng đá mềm” bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Bóng cờ hồn nước thiêng liêng
Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top