Đầu tư 131 nghìn tỷ USD vào năng lượng sạch vào năm 2050 để đạt được các mục tiêu khí hậu. Ảnh minh họa: Báo Nhân dân

Trong báo cáo hằng năm của mình, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) đã nhấn mạnh quy mô và tốc độ thay đổi cần thiết để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5oC, phù hợp với nội dung Thỏa thuận khí hậu Paris 2015.

Francesco La Camera, Tổng Giám đốc tổ chức khẳng định: “Chúng ta cần một sự gia tốc mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi năng lượng để tạo ra một sự thay đổi có ý nghĩa”.

“Lộ trình 1,5oC” của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế được đưa ra trong báo cáo cho thấy rằng mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ phải giảm hơn 75% vào năm 2050, trong đó mức tiêu thụ dầu và than sẽ giảm nhanh hơn. Việc sử dụng khí tự nhiên cũng phải đạt mức cao nhất vào năm 2025.

Cũng trong bản báo cáo, công suất điện tái tạo sẽ phải mở rộng gấp 10 lần vào giữa thế kỷ này, cùng với đó là tăng gấp 30 lần quá trình điện khí hóa phương tiện giao thông. Bản báo cáo cũng dự đoán sự gia tăng đáng kể trong việc sản xuất và sử dụng “Hydro xanh” – một loại nhiên liệu không Carbon được tạo ra bằng cách điện phân, sử dụng năng lượng từ gió và mặt trời, phân tách nước thành Hydro và Oxi.

Vào năm 2050, 30% lượng điện sử dụng sẽ được hình thành để sản xuất Hydro và Hydro xanh và các dẫn xuất của nó, chẳng hạn như e-amoniac và e-methanol.

Để đạt được mục tiêu này, công xuất điện phân toàn cầu sẽ cần phải mở rộng lên gần 5.000 Gigawatt từ 0,3GW của hiện nay. Chính phủ các nước cũng có thể khai thác các gói phục hồi sau đại dịch để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)