Thế giới

Đầu tư 131 nghìn tỷ USD vào năng lượng sạch để ngăn chặn biến đổi khí hậu

ClockThứ Ba, 16/03/2021 16:08
TTH.VN - Theo kết quả của một nghiên cứu vừa được công bố ngày 16/3, đầu tư vào năng lượng sạch cần phải tăng thêm 30% lên thành tổng mức 131 nghìn tỷ USD vào năm 2050 để ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc.

Đan Mạch xây dựng hòn đảo năng lượng đầu tiên trên thế giới ở Biển BắcADB, Nhật Bản tăng cường hợp tác về năng lượng sạch ở Đông Nam ÁBối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN hậu COVID-19Pháp cam kết dành 7,5 tỷ euro để hỗ trợ nhân viên y tếIEA: Chi tiêu vào đổi mới năng lượng cần tăng gấp 3 để đạt mục tiêu khí hậu

Đầu tư 131 nghìn tỷ USD vào năng lượng sạch vào năm 2050 để đạt được các mục tiêu khí hậu. Ảnh minh họa: Báo Nhân dân

Trong báo cáo hằng năm của mình, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) đã nhấn mạnh quy mô và tốc độ thay đổi cần thiết để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5oC, phù hợp với nội dung Thỏa thuận khí hậu Paris 2015.

Francesco La Camera, Tổng Giám đốc tổ chức khẳng định: “Chúng ta cần một sự gia tốc mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi năng lượng để tạo ra một sự thay đổi có ý nghĩa”.

“Lộ trình 1,5oC” của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế được đưa ra trong báo cáo cho thấy rằng mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ phải giảm hơn 75% vào năm 2050, trong đó mức tiêu thụ dầu và than sẽ giảm nhanh hơn. Việc sử dụng khí tự nhiên cũng phải đạt mức cao nhất vào năm 2025.

Cũng trong bản báo cáo, công suất điện tái tạo sẽ phải mở rộng gấp 10 lần vào giữa thế kỷ này, cùng với đó là tăng gấp 30 lần quá trình điện khí hóa phương tiện giao thông. Bản báo cáo cũng dự đoán sự gia tăng đáng kể trong việc sản xuất và sử dụng “Hydro xanh” – một loại nhiên liệu không Carbon được tạo ra bằng cách điện phân, sử dụng năng lượng từ gió và mặt trời, phân tách nước thành Hydro và Oxi.

Vào năm 2050, 30% lượng điện sử dụng sẽ được hình thành để sản xuất Hydro và Hydro xanh và các dẫn xuất của nó, chẳng hạn như e-amoniac và e-methanol.

Để đạt được mục tiêu này, công xuất điện phân toàn cầu sẽ cần phải mở rộng lên gần 5.000 Gigawatt từ 0,3GW của hiện nay. Chính phủ các nước cũng có thể khai thác các gói phục hồi sau đại dịch để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới

Sự ấm lên toàn cầu, các loài thực vật và động vật biến mất, đất đai màu mỡ chuyển thành sa mạc, nhựa trong các đại dương, trên đất liền và trong không khí. Đây là những thách thức cấp bách về môi trường sẽ được chú ý trong vài tháng tới, khi Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức 4 phiên họp quan trọng nhằm giải quyết các mối đe dọa chính đối với hành tinh.

Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới
Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu

Báo cáo mới nhất do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố cho hay, sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với những công nghệ năng lượng sạch đã đạt đến mức cao mới, khi các nhà hoạch định chính sách tập trung trở lại vào an ninh năng lượng sau nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây.

Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu
Return to top