Định tính về mặt thời gian, có thể hiểu được sự sốt ruột này khi thời gian dành cho việc thực hiện QĐ 239/QĐ-TTg ngày 9-2-2010 của TTCP về phê duyệt đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi không còn nhiều. Theo kế hoạch, việc kiểm tra để công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN sẽ được hoàn tất vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 về phía tỉnh. Tháng 7, đoàn kiểm tra trung ương sẽ vào thực hiện công việc này tại Huế. 

Tuy nhiên, thời gian cũng mới chỉ là một phần của vấn đề, nhất là khi khối lượng công việc cần phải tiến hành có cái mới chỉ ở bước khởi đầu. Báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo cho thấy, không chỉ là 2-9 đơn vị chưa được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN, hiện mạng lưới trường mầm non ở Phú Vang và Phú Lộc vẫn còn nhiều điểm trường lẻ, một số nơi trẻ vẫn phải đến lớp trong các phòng học tạm; không có chỗ để bố trí bếp ăn và phải tổ chức nấu ở một nơi rồi vận chuyển đến các điểm xa, cảnh quan môi trường không đảm bảo, nhiều nơi còn thiếu cả nhà vệ sinh cho cả cô và trò…Ngoài 18 phòng học mà TP Huế còn thiếu, hai địa phương trên cần phải hoàn thành 31 phòng học trong đầu năm 2015. Thế nhưng cũng theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo sau cuộc kiểm tra công tác phổ cập được thực hiện vào những ngày đầu tháng 11-2014, việc khởi động các bước này vẫn còn quá chậm khi Phú Vang mới vừa khởi công, một số công trình tại huyện Phú Lộc thậm chí còn chưa được đấu thầu.

Không thể nhìn nhận sự chậm trễ này dưới góc độ bố trí nguồn vốn. Trong năm học 2014 – 2015, tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo là 228 tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất phòng học, phòng bộ môn và các cơ sở hạ tầng khác, trong đó chú trọng việc xây dựng phòng học cho các cháu mẫu giáo 5 tuổi. Chủ trương ứng trước vốn ngân sách năm 2015 của các huyện để xây dựng 28 phòng học còn lại cho thấy sự quyết liệt của tỉnh trong lĩnh vực này.

Ở đây, chưa chuẩn bị được mặt bằng có lẽ là nguyên nhân của hai huyện Phú Vang và Phú Lộc. Trước đó, lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo cũng đã chia sẻ nỗi lo âu và cả sự xót xa với đoàn giám sát của HĐND tỉnh trước tiến độ quá chậm trong việc xây mới các phòng học, với việc các cháu phải học trong các phòng tạm đã xuống cấp vốn là văn phòng của HTX, của UBND xã, thậm chí là lớp học gần chuồng lợn của người dân như ở Nam Phổ Hạ (Lộc An). “Chúng tôi không biết là các cấp lãnh đạo địa phương có hay biết điều này không khi đoàn kiểm tra về thực tế và làm việc nhưng không có các đồng chí chủ chốt để đề cập sâu hơn đến vấn đề này một cách rốt ráo” – TS Nguyễn Văn Hùng nói.

Trước sự “truy” đến cùng về trách nhiệm của hai huyện Phú Vang và Phú Lộc trong tiến độ quá chậm trễ về thực hiện các công trình phòng học mầm non cho trẻ 5 tuổi của Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, lãnh đạo hai huyện Phú Vang và Phú Lộc cho biết, tất cả các công trình hiện đều đã được khởi công và địa phương sẽ cố gắng hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ và thời gian (tháng 4-2015). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn để lại đây nỗi lo lắng không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo về chất lượng công trình khi được thực hiện trong mùa mưa bão, về việc “xây mới nhưng có lẽ phải làm cũ” mới đáp ứng tiêu chí là các cháu đã được học (ở đấy) trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, như một yêu cầu của việc công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN trước đoàn kiểm tra trung ương vào mùa hè năm nay như cách nói của TS Nguyễn Văn Hùng tại phiên thảo luận ngày 10/12 (kỳ họp thứ VI HĐND tỉnh) vừa qua.

Tuy nhiên, thời gian cũng mới chỉ là một phần của vấn đề, nhất là khi khối lượng công việc cần phải tiến hành có cái mới chỉ ở bước khởi đầu. Báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo cho thấy, không chỉ là 2/9 đơn vị chưa được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN, hiện mạng lưới trường mầm non ở Phú Vang và Phú Lộc vẫn còn nhiều điểm trường lẻ, một số nơi trẻ vẫn phải đến lớp trong các phòng học tạm; không có chỗ để bố trí bếp ăn và phải tổ chức nấu ở một nơi rồi vận chuyển đến các điểm xa, cảnh quan môi trường không đảm bảo, nhiều nơi còn thiếu cả nhà vệ sinh cho cả cô và trò…Ngoài 18 phòng học mà TP Huế còn thiếu, hai địa phương trên cần phải hoàn thành 31 phòng học trong đầu năm 2015. Thế nhưng cũng theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo sau cuộc kiểm tra công tác phổ cập được thực hiện vào những ngày đầu tháng 11-2014, việc khởi động các bước này vẫn còn quá chậm khi Phú Vang mới vừa khởi công, một số công trình tại huyện Phú Lộc thậm chí còn chưa được đấu thầu.

Không thể nhìn nhận sự chậm trễ này dưới góc độ bố trí nguồn vốn. Trong năm học 2014 – 2015, tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo là 228 tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất phòng học, phòng bộ môn và các cơ sở hạ tầng khác, trong đó chú trọng việc xây dựng phòng học cho các cháu mẫu giáo 5 tuổi. Chủ trương ứng trước vốn ngân sách năm 2015 của các huyện để xây dựng 28 phòng học còn lại cho thấy sự quyết liệt của tỉnh trong lĩnh vực này.

Ở đây, chưa chuẩn bị được mặt bằng có lẽ là nguyên nhân của hai huyện Phú Vang và Phú Lộc. Trước đó, lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo cũng đã chia sẻ nỗi lo âu và cả sự xót xa với đoàn giám sát của HĐND tỉnh trước tiến độ quá chậm trong việc xây mới các phòng học, với việc các cháu phải học trong các phòng tạm đã xuống cấp vốn là văn phòng của HTX, của UBND xã, thậm chí là lớp học gần chuồng lợn của người dân như ở Nam Phổ Hạ (Lộc An). “Chúng tôi không biết là các cấp lãnh đạo địa phương có hay biết điều này không khi đoàn kiểm tra về thực tế và làm việc nhưng không có các đồng chí chủ chốt để đề cập sâu hơn đến vấn đề này một cách rốt ráo” – TS Nguyễn Văn Hùng nói.

Trước sự “truy” đến cùng về trách nhiệm của hai huyện Phú Vang và Phú Lộc trong tiến độ quá chậm trễ về thực hiện các công trình phòng học mầm non cho trẻ 5 tuổi của Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, lãnh đạo hai huyện Phú Vang và Phú Lộc cho biết, tất cả các công trình hiện đều đã được khởi công và địa phương sẽ cố gắng hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ và thời gian (tháng 4-2015). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn để lại đây nỗi lo lắng không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo về chất lượng công trình khi được thực hiện trong mùa mưa bão, về việc “xây mới nhưng có lẽ phải làm cũ” mới đáp ứng tiêu chí là các cháu đã được học (ở đấy) trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, như một yêu cầu của việc công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN trước đoàn kiểm tra trung ương vào mùa hè năm nay như cách nói của TS Nguyễn Văn Hùng tại phiên thảo luận ngày 10-12 (kỳ họp thứ VI HĐND tỉnh) vừa qua.

Hạnh Nhi