ClockThứ Hai, 25/05/2015 10:03

Anh Khái nấu thạch

TTH - Vất vảBậc cấp lên xuống ở mép sông cạnh cầu Dã Viên là nơi làm việc của anh Trần Văn Khái. Từ sáng sớm, trên chiếc xe máy cũ, anh chở theo dụng cụ, gồm 1 cái chày, dùng để đập rong biển (nguyên liệu chính nấu thạch), hai cái thau lớn, rổ, rá, ca múc nước, bao tải và vật không thể thiếu là cái đòn để ngồi.

Rong biển đã được chở đến từ trước đó, lần lượt được anh đổ ra từng rổ lớn rửa qua cho bớt bùn rồi đem lên bờ chất thành đống nhỏ. Hốt từng nạm to cho vào rổ, đem phơi ở khoảng sân bằng bê tông phía trước thành cầu Dã Viên, anh lại tiếp tục công việc cho đến khi hết 80kg rong biển mỗi ngày.

Sau khi phơi nắng khoảng 2 ngày, rong biển được thu gom chở về nhà làm nguyên liệu nấu thạch
Bình thường là thế, nhưng mùa nắng nóng cao điểm có ngày anh phải rửa, đập cả 100kg rong biển. Cánh tay rã rời nhưng vừa kết thúc việc này, anh lại bắt tay ngay vào việc khác. Gom những mẻ rong biển đã khô cho vào bao để chở về nhà chuẩn bị cho việc nấu thạch.
Thường thì phơi nắng khoảng 2 ngày, rong biển sẽ khô, giòn để cất làm nguyên liệu. Nhưng nếu gặp mưa, trời âm u, thời gian phơi nắng càng lâu hơn. Theo anh Khái, việc phơi nắng sẽ giúp thạch có độ đông cứng tốt, giòn, ngon hơn.
Rửa, phơi đã kỳ công nhưng khó nhất vẫn là công đoạn nấu, lọc và chưng để tạo thạch. Theo nghề đã khá lâu, nhưng anh Trần Văn Khái cho rằng, để có được mẻ thạch như ý không phải dễ.
Rong biển sau khi phơi khô được chọn, sàng, sảy, loại bỏ rác, tạp chất, sau đó được rửa lại bằng nước sạch trước khi cho vào nồi nấu. Mỗi đợt nấu mất khoảng 4 tiếng đồng hồ liên tục. Khi nước bắt đầu sôi, lửa phải được giữ đều để đủ độ chín.
Nấu xong, toàn bộ nước trong nồi được lọc bằng vải mịn để loại bỏ tạp chất, chỉ giữ lại phần nước trong. Sau đó cho vào túi ni lông bọc lại và ép. Anh Trần Văn Khái cho hay, công đoạn này khó nhất vì nếu không đúng cách, thạch sẽ không đông, công sức bỏ ra sẽ phí.
Thạch có màu lợn cợn giữa vàng nhạt và nâu là bởi do thành phần của rong biển. Nếu dùng hóa chất, thạch sẽ trắng hơn nhưng anh Trần Văn Khái vẫn giữ cách làm truyền thống để nguyên màu thạch, hương vị và quan trọng hơn là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Nhờ thế, nên lượng thạch gia đình anh cung cấp ra thị trường luôn được khách hàng đón nhận.
Thương chị nên theo nghề
10kg rong biển nguyên liệu đã qua rửa sạch, phơi khô, khi nấu cho khoảng 200 chén thạch. Mỗi chén được bán sỉ cho khách hàng với giá 2.000 đồng. Tính ra, người nấu lãi khoảng 100 ngàn đồng/100 chén thạch nhưng phải mất cả ngày. Nếu tính theo công lao động phổ thông, mỗi ngày, đàn ông trai tráng như anh Trần Văn Khái cũng kiếm được ít nhất 150 ngàn đồng.
“Răng anh không kiếm thêm việc mà làm? Đàn ông làm nghề nấu thạch có lúc mô bị chị em chê cười không?” Có chứ! Nhưng may có người giới thiệu mới lấy được vợ. Tấm bạt che ni vợ tôi mới may cho. Anh Khái chỉ lên tấm bạt vừa được căng để che ánh nắng mặt trời, rồi khoe: Vợ tôi làm thợ may, thua tôi vài tuổi (anh Khái năm nay 44 tuổi). Thấy chồng làm việc ni không những không chê mà còn động viên, khuyên tôi nên cố gắng để giúp thêm cho vợ chồng người chị gái của tôi. Tôi nấu thạch chủ yếu là để chị tôi bỏ mối. Anh rể tôi cũng nhờ việc này mà có thêm thu nhập. Bởi thế tôi mới có động lực đeo nghề mấy chục năm nay”, anh Khái chia sẻ.
Nhìn tấm bạt che được kết bằng nhiều miếng vải be bé khác màu, tôi cũng đoán được sự chắt chiu, chịu khó của người vợ khi may cho chồng bức màn chống nắng và càng cảm mến đôi vợ chồng không còn quá trẻ như anh Khái nhưng cũng đã tìm được nhau để xây đắp tổ ấm.
Mong ước lớn nhất của người đàn ông có vóc dáng nhỏ bé, đen nhẻm vì thường xuyên dang nắng phơi rong biển là có sức khỏe để gắn bó với công việc. Hỏi vất vả thế sao không kiếm người trẻ hơn để truyền nghề thì anh tặc lưỡi: “Vì vất vả, nặng nhọc nên ít ai muốn làm. Đàn ông đã không đủ sức huống gì phụ nữ!”
Bài, ảnh: Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy

Ngày 26/4, UBND TX. Hương Thủy tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo trên địa bàn. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò lai sinh sản” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top