ClockThứ Hai, 12/11/2018 14:25

Chọn hàng nội hay hàng ngoại

TTH - Trước đây, chúng ta hay ca ngợi hay nói đúng hơn là tâm lý chuộng hàng ngoại trong tiêu dùng. Cái gì của ngoại đều cho là bền, đẹp, dù giá cả có cao hơn.

Bây giờ thị trường tiêu dùng dồi dào, hàng tốt, đẹp nhiều thì xu hướng chủ yếu là tiện dụng, an toàn và giá cả hợp lý. Hàng nội hay ngoại cũng không còn quan trọng khi mà hàng nội sản xuất theo công nghệ mới, hàng ngoại được sản xuất ngay tại Việt Nam nên chất lượng tương đương nhau.

Điều đáng nói là những loại sản phẩm làm tốt, hàng thủ công có truyền thống được người tiêu dùng ưa chuộng có khi lại bị mạo danh bởi hàng nhập lậu. Hàng lậu hay là hàng về qua đường tiểu ngạch chắc chắn rẻ hơn nhưng giả thương hiệu của hàng nội để bán giá cao hơn. Dễ nhận thấy nhiều loại hàng hóa như: mỹ phẩm, dược phẩm, quần áo, đồ dùng hàng ngày… có khi được dán mác của các hàng hiệu có tiếng nhưng khi dùng mới biết hàng giả, hàng nhái. Ở đây người ta cũng có thể đánh lừa người tiêu dùng bằng cách nâng giá hàng để người mua yên tâm, bởi thường giá cao đi đôi với chất lượng. Mắt thường khó mà phân biệt hàng thật, hàng nhái, hàng nhập lậu với hàng nội. Hàng tơ lụa của Khai silk bị phanh phui là một ví dụ.

Bên cạnh hàng tiêu dùng thì hàng có liên quan đến thực phẩm cũng có kiểu đánh tráo xuất xứ, chất lượng tương tự. Các loại trái cây của Trung Quốc nhập lậu về cũng được đổi thành các loại trái cây của Việt Nam, giá bán như trái cây Việt. Không ngạc nhiên khi người mua thường hỏi trái cây địa phương nào, nhập của nước nào? Người bán không dại gì mà nói hàng Tàu cho khó bán mà thường gọi bằng tên địa phương có đặc sản nổi tiếng. Cam Vinh, bưởi Biên Hòa, nho Ninh Thuận… là những vùng có tiếng đều bị hàng ngoại nhập lậu trà trộn. Khoai tây Trung Quốc người ta trộn với đất ở Đà Lạt để đánh lừa người mua, tỏi được chuyển ra đảo Lý Sơn trộn với tỏi ở đây để bán giá cao.  Ngay cả ở các siêu thị hay những nơi bán hàng được gọi là hàng sạch, hàng tiêu chuẩn Vietgap, hàng sản xuất hữu cơ… nhiều khi không phân biệt nổi đâu là hàng sạch đúng nghĩa. Trên thị trường nhiều loại thực phẩm, thuốc nam dược… nếu không có kiến thức nhận dạng, kiểm định chặt chẽ thì rất khó lựa chọn cho người tiêu dùng.

Hàng nội đã tốt hơn rất nhiều, giá cả hợp với túi tiền của số đông nhưng lại bị hàng nhập lậu giá rẻ tràn vào giả danh. Chúng ta kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, hướng tới tiêu thụ ngày càng nhiều hàng hóa trong nước. Đó là hướng đi đúng và cần thiết nhưng đồng thời phải kiểm soát hàng nhập lậu không đảm bảo chất lượng, mạo danh hàng Việt, để người tiêu dùng yên tâm.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Khi nhận ra, đã là khoảng trống

"Bé ơi! Nội mất rồi...” Tiếng mẹ nói qua hơi thở. Chiếc ly nước rơi tự do, tôi nghe như có tiếng vỡ toang trong lồng ngực. Nội ơi. . . Còn quá nhiều điều chưa kịp nói với nội, hứa với nội mấy hôm nữa sẽ lên thăm mà...

Khi nhận ra, đã là khoảng trống
Đừng ngủ quên, tất có thêm nhiều mùa quả ngọt…

Cùng với tâm lý sính hàng ngoại là nỗi “sợ” hàng nội, sợ đến mức thành quán tính mà không biết bao giờ mới xóa được… Và rồi, nhờ một vòng chợ tết mà bất chợt nhận ra cái quán tính muộn phiền ấy xem chừng đã xóa được rồi…

Đừng ngủ quên, tất có thêm nhiều mùa quả ngọt…
Khóm hoa vạn thọ của nội

Cứ mỗi độ năm hết, tết đến là nội tôi "kết lương duyên" với khóm hoa vạn thọ trước hiên nhà.

Khóm hoa vạn thọ của nội
Return to top