ClockThứ Bảy, 13/04/2024 07:03

Không thể “nhỏ hơn”

TTH - Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

 

Nhớ mấy hôm đầu, tôi ngủ dậy hơi trễ. Vừa mới định bụng ghé quán đã nghe tiếng cô chủ rang rảng: “Hôm ni hết cháo rồi con ơi, bữa khác hí!”. Cô chủ cũng xởi lởi, bảo với tôi rằng, mỗi ngày chỉ nấu tầm 5 lon gạo thôi. Sợ nấu nhiều bán không hết. Tôi giật mình, lúc đó mới chưa tới 8 giờ sáng. Tiếc thiệt, cả ba mẹ ở phố cũng chờ tô cháo gạo lứt cá kho tôi mang lên để ăn sáng. Cháo ngon, cá kho cũng ngon thấm thía. Giá lại rẻ, chỉ 10 nghìn đồng là có được bữa ăn sáng đằm bụng. Đành tự nhủ, muốn mua được phải lo ngủ dậy sớm!

Cách quán cháo chỉ vài chục mét cũng có một chị bán đồ ăn sáng. Tôi vẫn hay ghé mua. Thú thật, lần đầu tiên nhìn cái mẹt bán đồ ăn sáng của chị, tôi giật mình. Nó có đến  5 - 6 loại đồ ăn, với nào sắn khoai, xôi bắp, xôi đậu đen, bún trộn và cả cháo gạo lứt cá kho kia nữa. Mỗi thừ vài gói nhỏ. Lân la hỏi chuyện mới hay, thì ra sáng sớm chị bán hàng đã gom mua lại mấy thứ thức ăn kia ở nhiều quán xung quanh, kể cả cả quán cháo gạo lứt cá kho kia, mỗi loại một tý, đem về bán lại theo kiểu “bòn” thêm kiếm tý lãi. Ví như tô cháo gạo lứt bên kia 10 nghìn đồng, chị “xin thêm” vài nghìn.

Tôi cứ băn khoăn hoài, tại sao cô bán cháo gạo lứt cá kho lại không “tăng năng suất”, mạnh dạn nấu thêm 5 - 7 lon gạo nữa. Khách hàng vẫn còn và cô cũng tăng thêm nguồn thu. “Liệu cơm gắp mắm” là điều mà cha ông ta từng cảnh báo. Tâm lý an toàn, sợ bán không hết hàng là có thật và có lý ở những người kinh doanh ẩm thực. Thế nhưng, sợ đến mức kia thì đúng là khó mà “giàu” lên được. Liều quá nguy hiểm, nhưng trong kinh doanh cũng cần có sự mạnh dạn và chấp nhận thử thách là điều mà tôi đã nghe được ở đâu đó.

Chị bán đồ ăn sáng theo kiểu gom hàng kia mới thật đáng thương. Buôn bán mà nghèo, bế tắc phương cách và thiếu vốn đến thế thì không còn gì để nói. Đáng bàn là số lượng những “người thúng, bán mẹt” kia đang còn khá đông. Cứ đi một vòng quanh các chợ ở Huế sẽ bắt gặp không ít các chị, các o và thậm chí các mệ với những mẹt hàng từ đồ ăn sáng đến các loại rau củ cải… co ro khép mình giữa mưa rét hay nắng gắt kiếm thu nhập từ những đồng bạc lẻ.

Suy cho cùng, cũng là chuyện mưu sinh. Tất cả đều vì cuộc sống mưu sinh. Họ đều rất cần sự cảm thông và trợ giúp. 

THỤC ĐAN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên

TIN MỚI

Return to top