ClockThứ Ba, 06/11/2018 08:47

Hãy giúp người dân thông “lộ”

Vườn nhà27 nhà vườn tranh tài hội thi thanh trà

Nhà vườn là một sản phẩm bổ sung quan trọng cho du lịch Huế. Trước khi phát triển du lịch nhà vườn ở những nơi xa, như làng cổ Phước Tích, có lẽ chúng ta hay chú trọng phát triển dòng du lịch nhà vườn ở những vùng gần trung tâm TP. Huế như Kim Long, Thủy Biều, Hương Hồ, Vỹ Dạ. Các vùng này có hệ thống nhà vườn rất đẹp gồm ba sản phẩm chủ yếu tạo nên, đó là hệ thống nhà rường và vườn. Trong vườn gồm có vườn cây ăn trái, vườn cảnh quan. Nhưng điều quan trọng tạo nên hồn cốt cho nhà vườn chính là đời sống của người dân Huế trong đó. Hình ảnh những người Huế chăm vườn, cắt lá tỉa cành, sinh hoạt dưới vườn cây… là những hình ảnh đẹp. Nếu khách du lịch ở những nơi mà đời sống đô thị chưa phát triển nhiều họ thường tìm đến những danh lam thắng cảnh, những khu vui chơi hiện đại, những trung tâm mua sắm… thì những du khách đã “no xôi chán chè” với đời sống đô thị lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt… sẽ tìm đến những nơi yên tĩnh, những nơi tạm gọi là “quê quê” một chút để hiểu về phong tục tập quán, bản sắc, đời sống của người dân bản địa… Chúng ta có thể thấy điều này qua du khách tây. Họ đạp xe đạp, họ thuê xe honda, họ lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm các vùng quê của Huế. Đã có không ít tour du lịch thăm các khu vực nhà vườn Phú Mộng, Thủy Biều, Vỹ Dạ…

UBND tỉnh từ lâu đã có những quyết định bảo vệ nhà vườn và gần đây là những quyết định về hỗ trợ để khôi phục, gìn giữ các nhà vườn đặc trưng. Có nghĩa là, lãnh đạo tỉnh đã nhìn thấy những giá trị của hệ thống nhà vườn Huế và đã có những chính sách để bảo vệ, phát triển.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, những giá trị của nhà vườn Huế chưa được phát huy và khai thác tốt, nhất là phát triển du lịch. Nhà vườn Huế đang “mắc kẹt” trong thế “tiến thoái lưỡng nan” do đời sống của cư dân nhà vườn Huế về đại thể vẫn còn ở mức thấp. Trong khi đó, đô thị hóa, dân số tăng, đất ngày càng có giá đã gây một áp lực không nhỏ cho việc giữ gìn nhà vườn Huế. Chúng ta cứ hình dung một cách cụ thể thế này: ví dụ một gia đình có vài người con, trước đây hai ba thế hệ cùng sống chung một mái nhà. Giờ chúng nó lớn khôn, đến lúc lập gia thất, sinh con đẻ cái, buộc phải “ra riêng”, trong khi đó điều kiện kinh tế không phải ai cũng thuận lợi như nhau, thế là bố mẹ tạo điều kiện cho con bằng cách chia cho mỗi đứa một miếng đất. Nhà bê tông lập tức mọc lên, tức là vườn bị thu hẹp. Tôi đã từng biết một ngôi nhà vườn ở Kim Long với vườn cây rất rộng, tọa lạc trong đó là một ngôi nhà rường đẹp, được xây dựng lâu đời. Thế nhưng lần trở lại gần đây nhất, đã thấy một hai ngôi nhà bê tông mọc lên. Nói áp lực lên nhà vườn là như vậy.

Để giữ được nhà vườn, cần có những quyết định của chính quyền, sự hỗ trợ về vật chất rất cụ thể của chính quyền là đúng rồi. Nhưng bền vững nhất là phải phát triển kinh tế từ nhà vườn. Ngành kinh tế phù hợp và sinh lợi nhất không có gì bằng ngành du lịch.

Một khi giá trị nhà vườn như là một nguồn vốn đầu tư sinh lợi thì tự khắc người dân có ý thức bảo vệ. Hiểu một cách nôm na là: có nhà vườn thì có du khách tới; có du khách tới thì người dân thu được tiền; có tiền thì đời sống chủ nhân của những ngôi nhà vườn khá giả hơn; một khi khá giả hơn thì người ta có điều kiện để bảo vệ chúng. Lúc đó, không ai dại gì vứt bỏ “cần câu cơm” của mình.

Nhưng chính quyền hỗ trợ bằng cách nào?

Theo tôi, đây là một cách. Chính quyền đầu tư cho hạ tầng, cụ thể ở đây là đường. Đường dẫn đến các vùng nhà vườn phải là đường đủ sức lưu thông thuận tiện, đẹp. Ví dụ như đường lưu thông đến khu vực nhà vườn Thủy Biều có thể nói là không thuận tiện. Đường đã hẹp, cầu đã yếu, mặt đường lại rất xấu, không thấy đầu tư nâng cấp. Thực tế này đã làm cản trở phát triển du lịch nhà vườn. Với hệ thống giao thông như thế này đã làm nản lòng du khách. Và đặc biệt là các nhà đầu tư. Ít có ai muốn bỏ vốn vào một nơi mà giao thông không thuận tiện. Đầu tư vào một nơi như thế cũng đồng nghĩa với việc hứng nhận rủi ro cao.

Tôi đã đọc một bài viết của một doanh nhân thành đạt trong ngành bất động sản. Bài viết có tựa đề là “Lộ thông – Tài thông”. Lộ là đường, tài là tiền. Lộ không thông thì khó có tài. Ngẫm việc này với vùng đất Thủy Biều và nhiều vùng đất khác… thấy đề dẫn vấn đề nó đúng. Hãy giúp người dân có “tài” bằng cách thông “lộ”.

Lê Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng:
Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, TP. Huế.

Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực
Cơ hội cho nhà vườn, nhà rường Huế

Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng của hệ thống nhà vườn, nhà rường trên địa bàn, UBND TP. Huế tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ Bao Vinh.

Cơ hội cho nhà vườn, nhà rường Huế
Rau hữu cơ Kim Long

Gần 10 năm trải qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, mô hình trồng rau hữu cơ của Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Long (TP. Huế) đã ổn định sản xuất, kinh doanh. Bình quân mỗi sào cho thu nhập khoảng 15 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần so với trồng rau thông thường.

Rau hữu cơ Kim Long
Cây mít trong vườn Huế

Trong những khu vườn truyền thống Huế, cây mít thường có mặt như một điều hiển nhiên. Không đơn thuần là một loại cây ăn trái, mít hiện diện trong đời sống văn hóa Huế từ ẩm thực, văn học dân gian, mỹ thuật tạo hình, kiến trúc cho đến triết học, tôn giáo.

Cây mít trong vườn Huế
Return to top