ClockThứ Ba, 02/03/2021 13:45

Làm sao hạn chế “loa kẹo kéo”

Như loa kẹo kéoOm sòm vô lốiĐau khổ với đủ loại âm thanh.

Chuyện karaoke “kẹo kéo” (đây là tên thường gọi của một cách hát karaoke gồm các thiết bị: một chiếc loa thùng (tùy theo công suất lớn nhỏ khác nhau), một apad kết nối bluetooth) có vẻ đến hồi nghiêm trọng. Nó đã được đặt ra tại diễn đàn Quốc hội. Bằng chứng là ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có một bài trả lời phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ về vấn đề này và cho rằng karaoke tự phát đã đến hồi nghiêm trọng và cần phải xử lý quyết liệt.

“Loa kẹo kéo” làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Ảnh: Lê Thọ

Nếu điểm qua sự phát triển của karaoke thì có lẽ nó đã đi qua rất nhiều “đời” và ngày càng được nâng cấp theo hướng tiện lợi hơn cùng với sự phát triển của công nghệ. Nhưng “đời” hiện tại, vì chính sự tiện lợi nhờ sự hỗ trợ của công nghệ… mà nó cũng gây ra sự phiền toái nhiều nhất! Công nghệ không có lỗi mà lỗi là chính bản thân người sử dụng gây ra. Họ hát “bất thùng chi thình”, hát khắp nơi, từ thành phố đến vùng nông thôn hẻo lánh, từ trong nhà ra ngoài phố…

Sự ảnh hưởng của loa kẹo kéo thì khỏi cần nói ai cũng biết. Nói một cách chung nhất là nó làm ô nhiễm tiếng ổn và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, ví dụ như người lớn tuổi cần một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, học sinh cần sự yên lặng để tập trung học bài…

Giờ chúng ta thử tìm giải pháp để hạn chế sự ảnh hưởng không tốt của việc sử dụng loa kẹo kéo.

Ở thành phố Huế, người viết bài này quan sát thấy, những khu vực hay sử dụng loa kẹo kéo nhiều nhất là vùng ven đô thị, nơi có tính chất “vừa làng vừa thị”. Những người hát karaoke theo kiểu này nhiều nhất là những người lao động tự do. Những nơi này, mỗi quan hệ làng xã láng giềng, thân tộc còn rất “đậm đặc”. Cho nên chúng ta thấy thường họ tập trung để hát vào những dịp khi có việc gì đó của một gia đình hoặc việc của làng của xóm.

Theo tôi, cách giải quyết tốt đẹp nhất là vận động người dân sử dụng hình thức hát karaoke này hợp tình hợp lý, cụ thể là tránh những giờ mà mọi người có thể nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe cho ngày lao động tiếp theo, chẳng hạn như ban đêm thì tầm 8h tối nên chấm dứt. Về âm lượng, nếu nói theo cách khoa học là bao nhiêu đề-xi-ben sẽ rắc rối, khó hiểu mà nên mở âm lượng vừa phải, đủ cho một nhóm người tham gia nghe, không nên mở quá to, nhạc dập ầm ầm.

Thế ai làm việc này? Hệ thống chính trị của chúng ta phủ đến mọi nơi, cấp gần dân nhất là thôn xóm (nếu là vùng nông thôn), tổ, khu vực (nếu là vùng thành thị). Các cấp này đều có tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể. Hệ thống này phải phối hợp vận động. Không đến nỗi người dân không biết mình hát như vậy là ảnh hưởng đến nhiều người chung quanh, nhưng vì chẳng ai nhắc nhở (hoặc ít) nên họ “vô tư”. Nếu được nhắc nhở một cách chân tình, thân tình thì tôi tin rằng, ít ra, tình trạng hát mọi lúc mọi nơi, hát lớn như hiện nay sẽ giảm rất nhiều.

Đại diện tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể vận động, nhắc nhở sẽ hiệu quả là bởi vì chính tính chất của tổ chức mà ra. Tính tổ chức được giao những nhiệm vụ và quyền hạn rất rõ ràng nên khi thực thi quyền hạn, ít nhiều nó đã mang tính chất răn đe. Các tổ chức này đã vận động nhiều thứ, ví như đóng góp các quỹ ủng hộ người nghèo, quỹ khuyến học, ra quân làm sạch môi trường, gần đây là “Ngày Chủ nhật xanh”… được thì tôi tin nếu vận động, giải thích, nhắc nhở tình trạng sử dụng loa kẹo kéo quá mức sẽ được. Luật hóa bằng những quy định cũng là điều cần thiết, nhưng vận động để người dân chấp hành sẽ tốt hơn, bởi đã làng xóm, láng giềng thì nó còn bao hàm tính chất tình cảm nữa.

Chúng ta thử khởi động cho hệ thống chính trị ở cơ sở thực hiện việc này thử xem sao!?

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếng ồn công nghệ

Một quán cà phê khá lạ mắt vừa khai trương tại thành phố Huế. Là tín đồ yêu thích trải nghiệm những không gian mới, tôi là một trong những khách hàng “mở bát” cho quán. Tôi chọn cho mình một góc khá yên tĩnh, nhâm nhi cốc trà dâu rừng và đọc nốt cuốn sách còn dang dở, cảm thấy thật vui vì tìm được địa điểm thư giãn mới.

Tiếng ồn công nghệ
Vấn nạn karaoke di động: Vẫn “khó xử lý!”

Vấn nạn karaoke di động vẫn chưa có điểm dừng. Nó trở thành niềm vui của người này thì lại là nỗi ám ảnh với nhiều người, nhiều gia đình khác. Karaoke di động dù bị lên án nhưng nó vẫn xuất hiện với tần suất dày đặc, “phủ sóng” mọi lúc, mọi nơi khiến nhiều người dở khóc, dở cười.

Vấn nạn karaoke di động Vẫn “khó xử lý ”
Chữa trị tiếng ồn

Loay hoay tìm cách trị tiếng ồn là cách mà thanhnien.vn ngày 10/3 định danh việc chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang tìm cách để xử lý. Suốt hơn một tuần qua, việc đối phó với độ ồn của karaoke gần như đã trở thành một dòng thời sự chủ lưu trên các phương tiện truyền thông, thu hút sự tương tác rộng rãi về mặt xã hội. Điều đó mặc nhiên đã cho thấy, tác động – nếu không nói là tác hại – của hoạt động karaoke đối với cuộc sống của người dân.

Chữa trị tiếng ồn
“Tiếng nói” của cơ sở

Giữa trưa, vừa cua xe vào ngõ, tôi đã nghe tiếng hát inh ỏi vọng ra từ dàn karaoke của nhà anh H. hàng xóm. Tạm rời công việc ở cơ quan, những tưởng về đến nhà sẽ được nghỉ ngơi yên tĩnh, nhưng những âm thanh xập xình, réo rắt của nhà hàng xóm khiến gia đình tôi ai cũng khó chịu, mất vui. Nếu chỉ lần một, lần hai, hay lâu lâu hàng xóm tổ chức cuộc vui nhậu nhẹt, hát hò thì tôi cũng không đến nỗi “hẹp hòi”. Đằng này, đều đều tuần nào cũng vài cử karaoke, hát giờ trưa, giờ tối đều có.

“Tiếng nói” của cơ sở
Như loa kẹo kéo

Chẳng hiểu vì lý do gì, một cửa hàng bán điện thoại di động của Công ty Viễn Thông A, nằm trên đường Hùng Vương (TP. Huế) mở nhạc ầm ĩ, lớn quá cỡ suốt ngày. Ngồi trong một phòng trên tầng ba của một tòa nhà đối diện, cửa đóng kín mít để chạy điều hòa những ngày nắng nóng nhưng vẫn nghe rõ tiếng nhạc phát ra. Nhiều hôm, nhạc cứ lặp đi lặp lại một điệu giống như nhạc ở các quán ba. Nghe rõ là “tức ngực”.

Như loa kẹo kéo

TIN MỚI

Return to top