ClockThứ Bảy, 13/04/2024 21:54

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

TTH.VN - Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Nét đẹp từ lễ hội đua thuyền truyền thốngĐội mưa cổ vũ hội đua thuyền trên sông Bồ

Sông Hương trước công viên Trịnh Công Sơn và gần Cồn Hến rất lý tưởng cho các lễ hội đua thuyền     

Một trong những hạn chế khi tổ chức đua thuyền đoạn trước Phu Văn Lâu là mặt sông qúa rộng,  phải ngăn nửa dòng để không ảnh hưởng giao thông đường thủy, trong đó có các tour du thuyền đưa khách tham quan lưu thông trên sông Hương. 

Đua thuyền ở địa điểm này còn có hệ lụy khác là công tác bảo đảm lưu thông và an toàn giao thông trên trục đường Lê Lợi, đường Lê Duẩn.

Mặt khác, đua thuyền phải có cổ động viên dọc trên bờ cổ vũ mới tạo sinh khí vui nhộn. Vì thế, đua ghe làng trên sông An Cựu, sông Bồ, sông Ô Lâu…thường tạo được hiệu ứng cộng đồng rất lớn, nhờ sông hẹp, cổ động viên vừa dễ quan sát, vừa dễ di chuyển dọc hai bờ reo hò, cổ vũ. Không khí náo nhiệt trên bờ khích lệ các “ghe thủ” hăng hái hơn.

Trong cả nước, tôi thấy đua thuyền trên sông Kiến Giang (Lệ Thủy, Quảng Bình) là rất hay, đẹp và náo nhiệt. Ở đây có hai nhánh sông nhỏ và lộn vè ở ngã ba Mũi Viết (Chợ Tréo). Cổ động viên đứng dày đặc trên bờ của cả hai nhánh sông.

Từ ngày hội đua thuyền của huyện Lệ Thủy tôi thấy Huế nên tổ chức đua thuyền trên sông Hương trước công viên Trịnh Công Sơn là đẹp nhất và thuận lợi hơn nhiều so với tổ chức đua ở đoạn trước Phu Văn Lâu.

Các thuyền đua có thể diễu hành và đua tranh quanh Cồn Hến, lộn vè trước chợ Đông Ba – cầu Gia Hội hay cầu Chợ Dinh thì tuyệt đẹp. Cổ động viên có không gian lý tưởng dọc bờ sông ven Cồn Hến và trước đường Trịnh Công Sơn để cỗ vũ.

Tuy nhiên, cũng nên có tuyến đường đi bộ vòng quanh Cồn Hến và dọc bờ sông trước đường Trịnh công Sơn, giống như đường đi bộ dọc sông Như Ý. Những con đường này còn giúp cho việc tổ chúc nhiều sự kiện khác trên sông, giảm bớt những bề bộn của đô thị ở các khu trung tâm thành phố vốn đã quá tải.

Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

Sông Hương như một “bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn “xương sống” đô thị Huế.

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Return to top