ClockThứ Ba, 22/08/2017 12:56

Nghĩa trang cụ Phan cần được bảo vệ và tôn tạo

TTH - Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu nằm trên đường Thanh Hải, TP. Huế là nơi an nghỉ của nhiều chí sĩ yêu nước và đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng khu nghĩa trang này hiện rất nhếch nhác, cần được quan tâm bảo vệ và tôn tạo.

Nghĩa trang là nơi yên nghỉ của các chí sĩ yêu nước

Năm 1934, cụ Phan Bội Châu lập một tấm bia với các quy ước rõ ràng về những người được phép chôn cất tại vườn mộ, bia đề: “Châu trước khi chết, xin đem vườn này làm nghĩa địa, tức theo ý cổ nhân nói rằng bạn bè chết không có chỗ chôn thì chôn tại nhà ta. Nhưng vì đất hẹp vườn chật khó dung hết được, nên định ra quy ước về chôn cất…”.

Theo di nguyện của cụ Phan, những người được chôn cất ở nghĩa trang là những đồng chí, đồng sự với cụ Phan Bội Châu hoặc những người không cùng hoạt động với cụ nhưng có chí hướng cách mạng đến chết không thay đổi. Hiện tại, nghĩa trang là nơi an nghỉ của 15 mộ phần, trong đó có nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu, nhà yêu nước Trần Hoành và vợ, nữ sử Đạm Phương....

Năm 1990, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xếp hạng khu nghĩa trang là di tích văn hóa cấp quốc gia. Nhưng điều đáng nói là nếu ai có dịp đi qua đây khó lòng mà phân biệt được đây là di tích hay là một khu nghĩa trang gia đình thông thường…

Theo như phản ánh của người dân xung quanh, vì nghĩa trang không có tường rào nên trâu, bò thường xuyên vào giẫm nát, phá hoại cây cối và gây mất vệ sinh cho khu nghĩa trang.

Ông Thế, một người dân sống cạnh và coi sóc khu nghĩa trang cho biết: “Nhiều người đi đường thấy vườn rộng, cây cối mọc um tùm tưởng là khu đất trống nên tiện tay còn vứt rác vào đây”. Ông cũng cho biết thêm, thi thoảng có một vài đơn vị như đoàn thanh niên, phụ nữ… đến dọn dẹp, tu sửa hàng rào, nhưng vì hàng rào được rào tạm bợ nên được vài bữa trâu bò chui vào là đâu lại vào đấy. Gia đình ông Thế cũng nhiều lần lên phường phản ánh.

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử thông tin: Hiện tại ở nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu chỉ mới xây dựng mái che để bảo vệ nhà bia đã hư hỏng, chưa có hàng rào kiên cố và cần có người bảo vệ thường trực. Đây cũng là vấn đề trăn trở bấy lâu nay của Bảo tàng, nhưng kinh phí chưa cho phép. Qua nhiều lần khảo sát và trước sự phản ánh của người dân, Bảo tàng Lịch sử đã có tờ trình (ngày 3/5/2017) để xin cấp dự án tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu với các hạng mục: Xây dựng lại nhà bia; hệ thống chỉ dẫn và hàng rào kiên cố nhưng đến nay chưa được thông qua vì chưa có ngân sách. Trước mắt, Bảo tàng Lịch sử tăng cường vận động các cơ quan đoàn thể cùng chung tay bảo vệ di tích bằng cách thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, làm hàng rào tạm...

Thảo Vy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top