ClockThứ Tư, 14/12/2016 10:31

Phổ biến, giáo dục pháp luật còn những hạn chế

TTH - Nhà nước đã ban hành hàng trăm văn bản pháp luật, từ Hiến pháp đến bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị… Luật ban hành nhiều nhưng đối tượng chịu điều chỉnh là người dân lại chưa nắm bắt được kịp thời đầy đủ. Một trong những tồn tại đó là công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật có lúc, có nơi chưa tốt.

Lâu nay, chúng ta vẫn thường làm theo một quy trình, đó là các luật thì cấp tỉnh triển khai và được giao cho các chuyên ngành hoặc tư pháp phổ biến. Sau đó các ngành, địa phương về triển khai ở ngành, địa phương mình. Có những văn bản luật mang tính chuyên ngành, phạm vi áp dụng hẹp thì sao gửi cấp dưới để thực hiện…

Quy trình là vậy nhưng người dân (chủ thể phải thực hiện) có biết, hiểu và thực hiện đầy đủ hay không mới là điều đáng bàn. Có thể thấy, ở các khu dân cư từ đô thị đến nông thôn, người dân biết đến các văn bản luật để thực hiện với tỷ lệ rất ít. Những luật lớn, có phạm vi rộng được các cơ quan truyền thông tuyên truyền nhiều thì có thể còn biết chút ít, còn lại người dân biết rất mơ hồ hoặc không biết. Có lẽ chỉ có luật về giao thông mới được quan tâm nhiều hơn vì liên quan cuộc sống hàng ngày, sợ bị xử phạt. Nhưng chấp hành luật này cũng còn nhiều vấn đề, thế nên vi phạm luật này vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Nhiều người dân khi được hỏi về luật hoặc những văn bản dưới luật thì hầu hết đều trả lời là không biết, người thì nói có được nghe nhưng không rõ. Nhưng cũng có người trả lời là không quan tâm vì mình có làm gì vi phạm đâu mà sợ. Do không quan tâm, không hiểu biết pháp luật nên khi vi phạm, bị xử lý rồi họ mới ngỡ ra thì đã quá muộn. Cũng có trường hợp không biết luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình để rồi chịu thiệt thòi mà không hề hay biết. Chính vì lẽ đó nên khi có “sự cố” gì mới tìm đến luật sư hoặc “chạy” quanh tốn kém một cách vô lý. Cũng có những trường hợp thiếu hiểu biết pháp luật, nghe các đối tượng xấu xúi dục, kích động, vô tình tiếp tay nên vi phạm pháp luật.

Thực tế cho thấy, nhiều người dân không biết các văn bản luật mới được ban hành mặc dù văn bản luật đó được tuyên truyền khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không biết và biết mơ hồ đều dẫn đến vi phạm là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân có nhiều, nhưng có thể thấy một số nguyên nhân chính, đó là:

Quốc hội đã ban hành các văn bản quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng các cơ quan có trách nhiệm thực hiện chưa đồng bộ, sâu rộng, chưa có các hình thức sáng tạo phổ biến đến các tầng lớp dân cư. Đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên… có những người chưa đủ khả năng diễn thuyết để phổ biến những nội dung cốt lõi của luật hoặc chỉ triển khai qua loa, chưa đến tận cơ sở, đến các tầng lớp dân cư.

- Hiểu biết để chấp hành luật là người dân, họ vừa là đối tượng điều chỉnh vừa là đối tượng phải chấp hành. Nhưng người dân chưa tự trang bị cho mình kiến thức luật để thực hiện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Đó chỉ mới là những nguyên nhân căn bản, còn nhiều lý do khác từ khâu giáo dục pháp luật đang còn có nhiều hạn chế. Từ đó cũng dễ hiểu tại sao vi phạm pháp luật đang còn diễn ra khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực.

Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28 năm 2013 và hàng loạt các văn bản pháp lý của các bộ, các địa phương về phổ biến, giáo dục pháp luật… Thế nhưng, tiếp cận luật của người dân đang còn là một lỗ hổng khá lớn. Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan có chức năng phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần phải đổi mới cách thức tuyên truyền để các văn bản luật đến với dân nhanh và đầy đủ, như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có làm được như vậy mới góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, tạo nền tảng vững chắc cho kỷ cương phép nước .

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

TIN MỚI

Return to top