ClockThứ Hai, 27/06/2022 15:47

Tự bảo vệ mình trước

“Xin chào bạn, tôi là trưởng phòng nhân sự, hiện công ty đang tuyển nhân viên làm việc bán thời gian. Tiền lương được trả trong ngày. Bạn có thể làm việc tại nhà và kiếm từ 15 triệu đến 30 triệu mỗi tháng, trung bình 500.000- 1 triệu mỗi ngày. Công việc đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Để đăng ký, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo zalo.me/84589853569…”;

“Xin chào, công ty chúng tôi đang tuyển nhân viên làm việc bán thời gian… Bạn có thể làm việc tại nhà và kiếm trung bình 300-800k... Liên hệ với chúng tôi zalo.me/84356093489...”

Thỉnh thoảng, điện thoại của tôi lại “ting ting” những tin nhắn như vậy. Việc nhẹ lương cao, mần chi có chuyện lạ đời như vậy được. Chắc là lại chiêu trò gì đây? Nhưng nó cứ “ting ting” hoài, bực mình, tôi kết bạn zalo và liên hệ xem thử. Hình đại diện hiện ra là một thanh niên trông khá bảnh. Xưng là trưởng phòng nhân sự này kia rất khí thế. Sau vài câu vòng vo hỏi tên tuổi, nghề nghiệp để “dễ tư vấn”. Anh chàng bắt đầu vô đề: “Công việc bên em hiện tại đều làm online và cần có tài khoản ngân hàng đăng ký internet banking, hoặc ví điện tử, để chuyển và nhận tiền hoa hồng của Công ty AC đã có chưa?”. Tôi làm ra vẻ ngô nghê: “Chưa…”. Đến đây thì… im. Rồi sau đó là khóa tài khoản. Thế là rõ, anh chàng thấy không xơ múi gì ở con mồi này đó mà…

Sau đó ít hôm, thấy đài truyền hình quốc gia đưa tin nhiều sinh viên ở một thành phố lớn phía nam bị dính quả lừa vì muốn kiếm “hoa hồng” nhẹ nhàng chỉ bằng cách cho mượn căn cước, số tài khoản… để cuối cùng bỗng dưng trở thành con nợ với số tiền lớn; bị dân đòi nợ gọi điện, nhắn tin đe dọa, khủng bố… Như vậy là hai năm rõ mười, hễ cứ dính đến thông tin cá nhân, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm liên quan tiền bạc (số tài khoản, ví điện tử…) là y như rằng “có chuyện”. Trong những tin nhắn mời gọi tham gia làm việc online để kiếm tiền triệu mỗi ngày cũng được đối tượng “gợi ý” đến số tài khoản, ví điện tử như vậy. Và khi thấy con mồi (như tôi) bảo không hoặc chưa có là “out” liền, vì thấy không xơ múi gì. Bài viết của một tác giả làm việc trong ngành an ninh mới đây đã lật tẩy thủ đoạn của các đối tượng trên, đại loại sau khi dụ được, các đối tượng sẽ yêu cầu con mồi làm thao tác đặt hàng trên mạng, chuyển khoản thanh toán, mà theo đối tượng là chỉ nhằm “lấy số lượng đơn hàng” để tăng sức nặng quảng cáo cho nhãn hàng. Tiền chuyển khoản sẽ được hoàn lại kèm theo một khoản hoa hồng hậu hĩnh; số tiền chuyển khoản càng lớn thì phần hoa hồng cũng càng lớn tương ứng. Cứ vài lần như thế, thấy an tâm và ngon ăn, nhiều người quyết “chơi lớn”, đặt và chuyển thanh toán những đơn hàng thật giá trị rồi rung đùi ngồi chờ hoa hồng về. Đến đây thì đối tượng mới ra tay động thủ, cuỗm luôn số tiền đã chuyển của con mồi và khóa máy, xóa dấu tích. Quả lừa thành công bởi chiêu thức “đánh vào lòng tham” cũ rích, nhưng vẫn chưa bao giờ hết phát huy hiệu quả.

Đôi lúc nghĩ, những chiêu trò lừa đảo cứ như Phạm Nhan, chặt đầu này mọc đầu khác, lật tẩy chiêu này đối tượng lập tức nghĩ ra ngay chiêu khác. Chúng khiến cho xã hội trở nên bất an và đầy nghi kỵ, rất buồn! Phải bóc gỡ, phải xử lý thật nghiêm, thật nặng các đối tượng. Đó là mong muốn của mọi người dân lương thiện đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Song bên cạnh đó, mỗi người dân trước hết cần phải biết tự bảo vệ mình. Phải luôn cảnh giác, biết kiềm chế bản thân trước những mời gọi, những món quà, những khoản hoa hồng từ “trên trời rơi xuống”. Còn không, đợi đến khi hậu quả xảy ra, dù có báo cơ quan chức năng thì e cũng đã là quá muộn.

THƯỢNG BÍCH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự

Thông qua các mô hình về bảo vệ an ninh Tổ quốc, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương hội viên nông dân (HVND) điển hình tham gia bảo vệ an ninh trận tự (ANTT) tại khu dân cư.

Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự
Bảo vệ thành quả loại trừ bệnh phong

Năm 2005, Thừa Thiên Huế được công nhận loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nhiều giải pháp được triển khai nhằm làm tốt công tác phát hiện bệnh, quản lý, chăm sóc tốt người bị di chứng tại cộng đồng…

Bảo vệ thành quả loại trừ bệnh phong
Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường

Năm học mới 2024 – 2025 chính thức bắt đầu. Đây là thời điểm mà lực lượng nghiệp vụ công an từ tỉnh đến cơ sở tăng cường phối hợp với ban giám hiệu các trường học, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB); bảo đảm an toàn giao thông.

Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường
“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường

Hệ thống camera là một trong những điểm nhấn về phát triển dịch vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế. Với 650 camera an ninh được lắp đặt trên toàn tỉnh phát huy tác dụng rõ rệt, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, bão lụt.

“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường
Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

Mới đây, trên Thừa Thiên Huế Online có bài viết “An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi” của tác giả Dương Đăng Bảo Khánh. Sau khi đọc bài, có bạn đọc gửi thư đề nghị tòa soạn lý giải giúp vì sao sông An Cựu lại “nắng đục mưa trong”?

Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”
Return to top