ClockThứ Tư, 15/03/2023 15:07
Vụ san ủi 7.000m2 rừng ngập mặn ở Quảng Phước:

Xử phạt đơn vị thi công, buộc trồng lại diện tích thiệt hại

TTH - Liên quan đến việc hơn 7.000m2 rừng ngập mặn bị san ủi ở xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền), Chi cục Kiểm lâm tỉnh đưa ra hướng xử lý là phạt tiền và yêu cầu đơn vị thi công khôi phục tình trạng ban đầu, trồng lại rừng trên diện tích bị thiệt hại.

Rừng sẽ lên xanhBảo vệ rừng từ dịch vụ môi trường rừngChi trồng rừng thay thế gần 149 tỷ đồng

leftcenterrightdel
Với sai phạm của đơn vị thi công, cơ quan chức năng đề xuất xử phạt 30-50 triệu đồng 

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong quá trình kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị trồng rừng tiến hành trồng, chăm sóc rừng tại lô b1 ngoài tiểu khu thuộc Dự án (DA) Đầu tư phát triển rừng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (SP-RCC), do Chi cục Kiểm lâm làm chủ đầu tư, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện đơn vị thi công công trình thuộc DA Nạo vét và gia cố các thủy đạo sau công trình thoát lũ kết hợp giao thông (do Ban Quản lý DA Đầu tư xây dựng khu vực huyện Quảng Điền làm chủ đầu tư) có ảnh hưởng đến diện tích trồng rừng ngập mặn, thuộc DA SP-RCC.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục Kiểm lâm đã làm việc với đại diện lãnh đạo huyện Quảng Điền, Công ty TNHH MTV xây dựng Phú Thành (đơn vị thi công) và Ban Quản lý DA Đầu tư xây dựng khu vực huyện Quảng Điền (chủ đầu tư DA) và các lực lượng liên quan.

Qua đó xác định, quá trình thi công DA Nạo vét và gia cố các thủy đạo sau cống thoát lũ kết hợp giao thông, đơn vị thi công đã san gạt, lấp đất trên toàn bộ diện tích 0,72ha thuộc lô b1, NTK, xã Quảng Phước, làm thiệt hại 864 cây bần chua được trồng từ năm 2018. Đây là rừng thuộc DA SP-RCC, do Chi cục Kiểm lâm làm chủ đầu tư.

Liên quan đến DA SP-RCC, vào năm 2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh triển khai DA trồng rừng ngập mặn ven biển. Trong đó, khu vực ven kênh Diên Hồng phía hạ lưu cống Hà Đồ (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền) được chọn trồng hàng nghìn cây bần chua để cải tạo môi trường, cảnh quan. Đây là DA được đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đến nay, DA trồng rừng ngập mặn tại hạ lưu cống Diên Hồng vẫn chưa hoàn thành, chưa nghiệm thu, bàn giao (sau 5 năm cây phát triển tốt mới bàn giao cho địa phương quản lý-PV). Với tỷ lệ cây sống tại khu vực đạt 60%, nhà thầu trồng rừng vẫn tiếp tục tổ chức trồng bổ sung để hoàn thiện DA.

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Phú Thành - đơn vị thi công công trình này, sau khi được phía chủ đầu tư tiến hành đo đạc, bàn giao mặt bằng, công ty mới triển khai thi công và không hề hay biết khu vực mình thi công có DA trồng rừng ngập mặn. Đến khi thi công nạo vét tại khu vực trồng rừng ngập mặn, phía nhà thầu nghĩ cây do người dân trồng, đã tiến hành các thủ tục kiểm kê, đền bù nên tiếp tục cho công nhân cào ủi. Đơn vị thi công hoàn toàn không biết mình đang thực hiện DA trên diện tích đất trồng rừng ngập mặn!?.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, đơn vị thi công Công ty TNHH MTV xây dựng Phú Thành đã thừa nhận do sơ suất, thiếu kiểm tra nên quá trình thi công đã san lấp. Công ty này chịu xử lý theo quy định pháp luật và xin khắc phục tình trạng ban đầu, tiến hành trồng lại rừng tại khu vực đã gây thiệt hại nói trên.

Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đang tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Quảng Điền chịu trách nhiệm kiểm tra, củng cố hồ sơ để thụ lý, tham mưu xử lý vụ việc nói trên đảm bảo việc xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Hướng xử lý vụ việc trên, dự kiến sẽ xử phạt vi phạm hành chính đơn vị sai phạm đối với hành vi phá rừng trái pháp luật quy định tại điểm a, khoản 3, điều 20 Nghị định 35 và được sửa đổi theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022, khung hình phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với tổ chức. Đồng thời, buộc khôi phục tình trạng ban đầu, trồng lại rừng trên diện tích bị thiệt hại.

Vụ việc sẽ được Báo Thừa Thiên Huế tiếp tục thông tin.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
TP. Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính: Quan trọng và cấp thiết

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cử tri trên địa bàn và thông qua HĐND 36 phường, xã về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, HĐND TP. Huế vừa thông qua Nghị quyết (NQ) tán thành chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

TP Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính Quan trọng và cấp thiết

TIN MỚI

Return to top