ClockThứ Tư, 11/05/2016 14:21

Chuyện cần rút kinh nghiệm từ một tấm bằng tại chức

TTH - Báo Thừa Thiên Huế vừa nhận được đơn khiếu nại của bà Bùi Thị Thu Hòa ở xóm 2, thôn Xuân Phổ, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) khiếu nại về việc bà đã học lớp Anh K25A hệ chính quy Trường đại học Khoa học Huế, khóa 2001-2005, nhưng khi tốt nghiệp lại chỉ được cấp văn bằng hệ tại chức…

Nhập nhằng hai khu vực

Đơn bà Hòa gửi Báo Thừa Thiên Huế dài hơn 10 trang giấy A4 nhưng có thể tóm tắt như sau: Năm 2001, bà nhận giấy báo nhập học số T701.037 của Giám đốc Đại học Huế, số báo danh 78314, ngành 701-Tiếng Anh và bà đến làm thủ tục nhập học vào ngày 6/9/2001. Điểm chuẩn lần 1 ngành Tiếng Anh, Trường đại học Khoa học lúc này là 23 điểm. Điểm thi đầu vào bà được 21 điểm, cộng với 2 điểm ưu tiên khu vực vùng cao (VC) từ khai hộ khẩu thường trú xã An Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai, nên đủ điểm đầu vào. Nhưng khi đến làm thủ tục nhập học, bà không chứng minh được có hộ khẩu ở VC đúng quy định nên bị gạch tên. Sau đó, điểm đầu vào lần 2 được hạ xuống 22 điểm; điểm thi bà được 21 điểm, cộng với 1,5 điểm ưu tiên khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) theo hộ khẩu thực sự của bà ở xóm 2 thôn Xuân Phổ, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi thì bà được 22,5 điểm, đủ điều kiện để vào học chính quy. Bà được ghi tên vào danh sách lớp Anh K25A, được cấp thẻ sinh viên, thẻ thư viện, học hành, thi cử và đóng học phí bình thường như những sinh viên khác. Mãi đến thi học kỳ I năm thứ tư, mấy môn đầu đều có tên trong danh sách nhưng mấy môn sau không có. Theo hướng dẫn của trường và phòng đào tạo, bà đã viết đơn xin tiếp tục dự thi các môn còn lại của học kỳ I năm tư và học dự thính học kỳ II năm thứ tư để biết trình độ, rồi thi hết tất cả các môn của học kỳ II năm thứ tư, trong lúc chờ Đại học Huế xem xét. Bà đã tiếp tục học và thi hết các môn của học kỳ II năm tư và thi tốt nghiệp. Nhưng khi xét tốt nghiệp, Đại học Huế đã chuyển bà qua hệ tại chức và trả lại học phí…

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bà Bùi Thị Thu Hòa bị buộc thôi học theo Quyết định số 352/QĐ-ĐHH-CTCT-QLSV, ngày 28/11/2003 của Giám đốc Đại học Huế, với lý do vi phạm quy chế tuyển sinh, man khai hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo KV và theo đối tượng trong kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Huế năm 2001. Sau đó, ngày 24/5/2005, Giám đốc Đại học Huế có Quyết định số 83/QĐ-ĐHH-CTCT-SV cho phép bà Hòa được theo học hệ vừa học vừa làm, ngành Anh văn, Trường đại học Khoa học năm học 2004-2005 đối với khóa học nào phù hợp nhất so với chương trình mà hệ chính quy đã học. Điểm các học phần mà bà đã tích lũy được trước khi có quyết định buộc thôi học và điểm các học phần tích lũy được sau khi học dự thính (theo tờ trình của trường) của bà được phép chuyển sang hệ vừa học vừa làm…

Tuy nhiên hiện nay, bà Hòa vẫn không đồng ý với các quyết định trên. Theo bà, việc bà được theo học lớp chính quy là một thực tế. Trong suốt thời gian theo học lớp Anh K25A, bà thực hiện các quyền và nghĩa vụ như các sinh viên khác; vẫn đóng học phí bình thường, không được hưởng một quyền ưu tiên gì liên quan đến sinh viên có hộ khẩu VC. Như vậy, việc bà có tên trong danh sách lớp Anh K25A hệ chính quy không phải từ kết quả man khai hồ sơ để hưởng chính sách mà bà đã trúng tuyển thực sự, bằng 21 điểm thi đầu vào, cộng với 1,5 điểm ưu tiên KV2-NT, tổng cộng là 22,5 điểm, vượt 0,5 điểm so với điểm chuẩn lần 2 là 22 điểm.

0,5 điểm hay 1,5 điểm

Ông Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết: Trước khi có kỳ thi 3 chung, năm 2001 Đại học Huế đang còn tổ chức thi tuyển sinh riêng. Phương thức xây dựng điểm trúng tuyển như sau: Điểm chuẩn công bố trúng tuyển dành cho thí sinh là học sinh phổ thông- KV2, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 điểm và mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai KV kế tiếp là 0,5 điểm. Nghĩa là, học sinh phổ thông ở KV2 không tính điểm ưu tiên, ở KV2-NT có điểm ưu tiên là 0,5 điểm, ở KV1 có điểm ưu tiên là 1,0 điểm; còn học sinh ở KV3 điểm trúng tuyển phải cao hơn điểm chuẩn gốc là 0,5 điểm. Căn cứ vào cách xây dựng bảng điểm trúng tuyển đó, kết quả điểm thi tuyển sinh của bà Bùi Thị Thu Hòa là 21 điểm, điểm ưu tiên KV2-NT là 0,5 điểm; tổng điểm thi cộng với điểm ưu tiên là 21,5 điểm, vẫn không thể trúng tuyển, vì không đạt chuẩn 22 điểm.

Bà Hòa thì cho rằng, điểm ưu tiên KV2-NT năm 2001 là 1,5 điểm. Tuy nhiên, qua đối chiếu danh sách thí sinh trúng tuyển năm 2001 ngành Tiếng Anh - Trường đại học Khoa học Huế, với 199 thí sinh trúng tuyển; trong đó, có 48 trường hợp thuộc KV2-NT nhưng đều có tổng điểm hệ số từ 21,5 trở lên, cao nhất là 35 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên); không có trường hợp thí sinh ở KV2-NT nào dưới 21,5 điểm trúng tuyển.

Thắc mắc về vấn đề, tại sao tổng điểm điểm hệ số của bà Hòa là 21 điểm, nếu cộng điểm ưu tiên KV1 (theo hồ sơ man khai hộ khẩu VC) là 1,0 điểm như phương thức xây dựng điểm của Đại học Huế năm 2001, thì mới bằng 22 điểm vẫn không thể trúng tuyển đợt 1 (23 điểm) nhưng vẫn có giấy báo nhập học ký trước ngày Đại học Huế quyết định hạ điểm chuẩn xuống còn 22? Ông Đỗ Văn Phòng, Phó Trưởng Ban Chính trị Học sinh sinh viên Đại học Huế cho biết: Theo cách tính điểm thời đó, nếu đúng như hộ khẩu thường trú ở VC bà Hòa khai thì bà vừa được cộng điểm ưu tiên KV, vừa được cộng điểm ưu tiên đối tượng 5A nên đủ điểm để báo nhập học. Nhưng khi bà không chứng minh được mình có hộ khẩu VC mà là KV2-NT thì chỉ được cộng 0,5 điểm ưu tiên KV, không có điểm ưu tiên đối tượng 5A (cộng thêm 2 điểm).

Điều chúng tôi băn khoăn là bà Hòa man khai hồ sơ, vi phạm quy chế tuyển sinh, ngay từ đầu rất dễ nhận biết (qua việc kiểm tra giấy chứng nhận ưu tiên, học bạ… ) nhưng tại sao vẫn đưa vào danh sách trúng tuyển, biên chế lớp, cấp giấy chứng nhận sinh viên và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác như sinh viên chính quy; mãi đến kỳ thi học kỳ I năm thứ tư mới xử lý? Nếu giải quyết dứt dạt ngay từ đầu thì sự việc không rắc rối đến thế. Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh và cũng là bài học cho các sĩ tử khi làm hồ sơ đăng ký dự thi sau này!

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Top 15 kinh nghiệm cho người mới lái xe ô tô cần biết theo Trường Hùng Car

Lái xe ô tô là một kỹ năng cần thời gian để rèn luyện, đặc biệt với những người mới bắt đầu. Từ việc làm quen với các thao tác cơ bản đến cách xử lý tình huống trên đường, mỗi bước đều đòi hỏi sự chú tâm và kiên nhẫn. Nếu bạn đang tìm kiếm kinh nghiệm cho người mới lái xe ô tô, bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích.

Top 15 kinh nghiệm cho người mới lái xe ô tô cần biết theo Trường Hùng Car
Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

Sáng 20/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách hành chính (CCHC), phát triển du lịch và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số
Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế

Ngày 17/7, trong khuôn khổ chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn.

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế
Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top