ClockThứ Tư, 17/07/2024 12:30

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

TTH.VN - Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số và tổ chức festival Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số tại địa phươngTriển khai Đề án 06 là “điểm sáng” của chuyển đổi số“Chuyển đổi số y tế với internet vạn vật và y tế thông minh”Đồng hành cùng khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số

  Tại buổi làm việc 

Tiếp và làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; cùng các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh tăng 7,03% so với cùng kỳ năm 2022; thu ngân sách đạt 11.452 tỷ đồng, vượt 15% so với dự toán. Trong quá trình phát triển, Thừa Thiên Huế luôn đặc biệt chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Từ năm 1996 đến nay, tỉnh đã đầu tư khoảng 2.265,4 tỷ đồng cho công tác trùng tu di tích; tiến hành bảo quản tu bổ phục hồi tổng cộng hơn 180 công trình và hạng mục công trình.

Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh xã hội của tỉnh và khu vực miền Trung, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ. Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đón 3,2 triệu lượt khách khách du lịch, tăng 51%, trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu lưu trú ước đạt 8.000 tỷ đồng…

Với mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đã xác định các khâu đột phá phát triển gồm: Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh về công tác chuyển đổi số, tiếp tục giữ vững vị trí nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số chuyển đổi số (DTI), đến hết năm 2023, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số 10,6% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn tỉnh, 100% doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Đáng chú ý, năm 2023, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Thừa Thiên Huế xếp thứ 1 toàn quốc; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 17 toàn quốc, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị trí thứ 8 toàn quốc…

 Lãnh đạo Thừa Thiên Huế tặng quà lưu niệm đến lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai tỉnh đã có những trao đổi về công tác chuyển đổi số (vai trò của Sở Thông tin và Truyền thông trong chuyển đổi số, cách triển khai các dự án, xây dựng kho dữ liệu dùng chung). Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về công tác bảo tồn di tích, phát triển du lịch văn hóa. Lãnh đạo hai địa phương đã trao đổi kinh nghiệm về xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương (việc tháo gỡ khó khăn để hoàn thành các tiêu chí, sáp nhập đơn vị hành chính, viêc giải quyết tốt, hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn các giá trị di sản và phát triển kinh tế; tên gọi sau khi tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương…).

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho rằng, tỉnh kết hợp nhiều tập đoàn viễn thông chia sẻ phân khúc và nền tảng công nghệ và ký kết lâu dài với tập đoàn Viettel để thúc đẩy chuyển đổi số. Bên cạnh đó, phải quyết tâm vào cuộc, đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong công tác chỉ đạo, điều hành. Về vấn đề văn hóa, hai nhiệm kỳ liên tục có Nghị quyết chuyên đề về phát triển văn hoá, du lịch với mục tiêu là phát huy bản sắc văn hóa địa phương, nâng cao hiệu quả các phong trào văn hóa. Tỉnh đang làm tốt và duy trì phong trào Chủ nhật Xanh, phát triển cảnh quan đô thị Xanh, làng xã Xanh, huy động lực lượng xung kích chung tay xây dựng Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng. Phát huy các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể, duy trì Lễ hội Festival.

 Đoàn tham quan tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (IOC)

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cũng nêu lên một số vấn đề về xây dựng đô thị, quy định rõ trong quy hoạch đô thị, chia sẻ việc lựa chọn mô hình rất quan trọng, có sự đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, trưng cầu dân ý về các chủ đề mô hình thành phố, đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Trung ương. Về thể chế, Thừa Thiên Huế thuận lợi được đặc thù về tiêu chí thành phố di sản nên tỉnh cần lựa chọn thế mạnh để làm tiêu chí. Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Thay mặt đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh đã cảm ơn những chia sẽ cặn kẽ, thấu đáo của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Khánh Hòa giữ kết nối để trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác tham mưu, quản lý trên lĩnh vực của mình, nhất là công tác chuyển đổi số.

THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

TIN MỚI

Return to top