ClockThứ Năm, 07/09/2023 12:28

Dân rầu vì dự án “đô thị xanh” ì ạch

TTH - Gần đây, không chỉ trên báo chí, truyền thông mà đi đâu, ngồi đâu cũng nghe bàn tán hàng loạt công trình thuộc dự án (DA) “đô thị xanh” ở TP. Huế thi công ì ạch, kéo dài. Như bao công trình khác, DA này có chủ đầu tư, nhà thầu thi công, có xác định mốc về đích… nhưng hiện nay không hiểu vì sao hàng loạt công trình này chẳng hẹn ngày hoàn tất, làm dân ngán ngẩm.

Chậm tiến độ, nhiều nhà thầu thuộc dự án đô thị xanh bị phê bìnhĐề nghị chấm dứt hợp đồng các gói thầu tại dự án đô thị xanh

Công trình cầu Long Thọ (Thủy Biều, TP. Huế) thi công tiến độ “rùa” làm người dân trong khu vực ngán ngẩm vì hiện nay phải sống trong cảnh khói bụi 

Thực ra việc chậm tiến độ - thi công ì ạch của DA “đô thị xanh” không chỉ là chủ đề “nóng” trong thời điểm hiện nay mà từ năm qua, nhiều công trình của DA này đã nằm trong tốp đầu thuộc các công trình, DA xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở TP. Huế bị chậm tiến độ. Đơn cử là các công trình cải tạo mặt đường, vỉa hè ở các phường nội thành và các bờ kè sông Đông Ba, Kẻ Vạn và mở rộng cầu Vỹ Dạ, thi công tiến độ rùa một cách khó hiểu.

Những tưởng việc thi công tiến độ rùa của DA này chỉ dừng lại các công trình trên, nhưng qua năm 2023, thêm nhiều công trình thuộc DA này lại “đắp chăn” nằm dang dở ở địa bàn TP. Huế.

Cây cầu Long Thọ và tuyến đường Huyền Trân Công Chúa - một công trình được kỳ vọng mang lại điểm nhấn về diện mạo mới và thúc đẩy phát triển không gian đô thị phía tây TP. Huế, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2023. Vậy nhưng, sau hơn 3 năm thi công hiện vẫn dang dở.

Một công trình cầu Kim Long - kết nối giữa các phường Hương Long, Kim Long, Hương An, Hương Chữ… với trung tâm thành phố cứ thi công ì ạch, kéo dài gần 3 năm qua. Tại thời điểm này, cây cầu Kim Long mới thi công cọc khoan nhồi mố cầu với việc che chắn làm nhếch nhác diện mạo đô thị và đang gây ách tắc giao thông trong khu vực vào tầm cao điểm.

Nguyên nhân nào khiến hàng loạt công trình của DA trên chậm tiến độ? Theo chủ đầu tư cho biết, có nhiều lý do, trong đó hai nguyên nhân chính khiến các gói thầu thi công chậm là vướng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và trượt giá đối với nguyên vật liệu đầu vào làm cho nhà thầu gặp khó khăn. Tuy nhiên, đó là phần nổi mà cách chủ đầu tư biện giải.

Theo chúng tôi tìm hiểu, phần lớn các  công trình của DA triển khai đều trên hiện trạng cũ và ảnh hưởng đất công, như việc đầu tư xây dựng một số cây cầu, hay các tuyến đê kè trên các con sông. Việc cải tạo lòng đường vỉa hè có ảnh hưởng mặt bằng nhưng không nhiều và khi ảnh hưởng đều được người dân đồng thuận giải quyết nhanh vì họ có chung suy nghĩ tạo cơ hội để phố phường sạch đẹp khang trang… Mới đây “sở mục thị” công trình cầu Long Thọ và tuyến đường Huyền Trân Công Chúa, chúng tôi trao đổi vấn đề vướng mặt bằng, anh cán bộ địa chính phường Thủy Biều, TP. Huế nói như thả giận: “Mấy nhà thầu thi công theo kiểu “cơm vua ngày trời” mà còn “đá bóng”. Khi công trình này triển khai chỉ ảnh hưởng vài hộ, nhưng phường quan tâm, giải quyết từ rất sớm...”.

Đã không ít lần lãnh đạo tỉnh kiểm tra thực tế DA và chỉ ra các hạn chế; trong đó yêu cầu có các biện pháp xử lý “mạnh tay” với các đơn vị nhà thầu cố tình làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng tiến độ DA. Tuy nhiên đến nay DA “đô thị xanh” vẫn chưa chuyển biến như người dân địa phương mong mỏi.

 Kinh nghiệm của các chuyên gia chia sẻ từ nhiều DA xây dựng, đảm bảo chất lượng và về đích đúng hẹn cho thấy, ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư DA phải thực hiện kỹ lưỡng, đánh giá cụ thể và toàn diện những vấn đề liên quan, lường trước được các tình huống, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Muốn một công trình về đích đúng hẹn là trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư là tổng quản được cơ quan, đơn vị quản lý giao việc, phải phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ thời gian thực hiện; theo dõi, cập nhật tiến độ công trình, DA hằng tuần, hằng tháng; xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém về năng lực, tránh trách nhiệm, “đá qua đá lại” làm chậm tiến độ DA. Có cơ chế động viên, khen thưởng cụ thể khi hoàn thành nhiệm vụ và hình thức kỷ luật rõ ràng khi để xảy ra tình trạng “giẫm chân tại chỗ”, chây ì…

DA “Đô thị xanh” có tên gọi là DA Chương trình phát triển các đô thị loại II (SDCP II - các đô thị xanh) - tiểu DA Thừa Thiên Huế nhằm mục tiêu hoàn thiện hạ tầng giao thông, giảm ngập lụt và tạo mỹ quan đô thị cho TP. Huế, do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm chủ đầu tư. DA gồm 10 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng ngân sách địa phương gần 264 tỷ đồng, còn lại vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top