ClockThứ Năm, 14/05/2020 09:50

Đừng để hối tiếc

TTH - Mới góp chuyện cùng mọi người khoảng mươi phút thì chuông điện thoại của Ngà lại reo. Chị cười quê với mọi người để thay lời “xin thông cảm” rồi ấn nút màu xanh trước khi chuyển sang một bàn còn trống trong quán để nói chuyện.

Có cả nụ cườiChuyện tình yêu!

Đó là những cuộc điện thoại của người mẹ ngoài 80 tuổi gọi cho cô con gái đã qua tuổi 40. Vẫn là những câu hỏi thăm qua lại mà chúng tôi được nghe nhiều lần, như: “Mẹ có khỏe không?”, “Hôm nay con ăn món gì?”, “Anh chị ba có khỏe không?”, “Chuyện học hành của sấp nhỏ sao rồi?”… Tưởng đã quá quen, thế nhưng mỗi cuộc gọi thường sẽ khó mà dứt được nếu chị không xin lỗi mẹ và hẹn chút nữa sẽ gọi lại. Thời gian đầu, không ít người trong nhóm tỏ ra khó chịu, bởi những cuộc gọi ấy thường làm gián đoạn câu chuyện họ đang nói với nhau vào mỗi buổi cà phê sáng; thậm chí, có lúc đang ở cao trào thì mọi người phải dừng lại để chờ Ngà nói chuyện với mẹ. Nhưng, dần dần thì mọi người không chỉ đã quen và không còn xem đó là sự phiền toái mà chính niềm hạnh phúc của mẹ con Ngà đã lan tỏa đến với từng người trong nhóm.

Ngà, người Khánh Hòa làm dâu đất Huế, mẹ chị có 8 người con. Bà thuộc diện có của ăn của để nên cũng không cần con cái phải nuôi. Ngà thường kể, cũng như nhiều người mẹ khác, niềm vui của mẹ em còn là “bòn” của đứa dư cho đứa thiếu. Nhưng rồi, chẳng hiểu sao, con đều do bà sinh ra nhưng lại hợp mỗi Ngà để tâm sự.

“Mỗi ngày mẹ gọi cho em cả chục cuộc. Có chuyện mẹ vừa nói ở cuộc điện trước lại kể đầy đủ từng câu từng chữ ở cuộc gọi sau”.

Thế nhưng, Ngà cười và nói với mọi người, có những chuyện bà đã kể đến ba bốn lần rồi em vẫn vờ như mới nghe lần đầu kẻo sợ bà buồn. Nghe vậy, một vài người khen Ngà kiên nhẫn. Nhưng cũng có người lại phân tích “Chiều được mẹ già không dễ. Nhưng đó là cái phước của mình, còn hưởng được ngày nào thì phải biết trân trọng; mai mốt mẹ không còn muốn nghe cũng chẳng được”.

Cũng là một trong những thành viên của nhóm “cà phê sáng” đó. Tôi đã nhiều lần được gặp gỡ người mẹ ấy qua mạng Zalo qua sự giới thiệu của Ngà. Chỉ là bạn cùng uống cà phê với con gái mình, nhưng sau mỗi lời chào hỏi bà không quên dặn dò chúng tôi một đôi điều, lúc thì “Nhớ giữ gìn sức khỏe”,  “Đừng làm việc quá sức. Giàu nghèo có số rồi con. Quan trọng là vui”…

Không chỉ riêng tôi, sẽ thêm một vài người nữa luôn thấy xao xuyến trước tình cảm của mẹ con Ngà. Bởi, như sự phân tích của các bạn tôi; trong đời, ai cũng có lần không nhận ra phước phần của mình vì từng không chiều mẹ khi tuổi bà xế chiều với những lý do tưởng như đơn giản như “con bận rồi, không nghe mẹ nói chuyện được”, hay “mẹ ăn cơm trước đi, con đang dở tay”… Để rồi, ai cũng sẽ một lần ước ao “Giá giờ mẹ còn sống, sẽ chiều mẹ dù là chuyện nhỏ nhất”.

Có lẽ vì thế mà tôi luôn ngưỡng mộ mỗi khi nhìn Ngà cười đùa với mẹ qua màn hình nhỏ của chiếc điện thoại.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

Đứng lớp dạy nấu ăn cho những người yếu thế trong xã hội, hay khi hướng dẫn cho các chuyên gia tìm hiểu về ẩm thực Huế, chị Lê Thị Thanh Hương (TP. Huế) luôn làm việc bằng một tình yêu say mê với ẩm thực. Không chỉ tận tâm giúp những người có hoàn cảnh thay đổi chất lượng cuộc sống, chị Hương còn tích cực lan tỏa văn hóa ẩm thực của quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực
Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Return to top