ClockThứ Ba, 07/02/2023 06:09

Mất an toàn lối đi tự mở qua đường sắt

TTH - Số vụ và số người chết do tai nạn giao thông (TNGT) giảm so với cùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong đó giảm 7,3% về số vụ và 3,3% về số người chết; không xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Đây là đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia sau 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão (từ ngày 20- 26/1).

Đến năm 2025, xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắtAn toàn giao thông đường sắt: Siết chặt đường ngang, lối mở

Một đường ngang giao với đường sắt qua địa bàn thị xã Hương Thủy được ngành chức năng đầu tư cải tạo êm thuận đảm bảo an toàn giao thông

Tuy vậy, một vấn đề đau đáu đặt ra lâu nay của ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương là TNGT đường sắt vẫn chưa được kìm hãm. Chỉ tính riêng trong 7 ngày của dịp tết này, tại đường sắt xảy ra 4 vụ TNGT, làm chết 4 người, bị thương 1 người; tăng 2 vụ, tăng 3 người chết so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần. Đặc biệt, có 2 vụ TNGT đường sắt liên tiếp xảy ra vào ngày 28/1 trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội giữa tàu khách với xe đầu kéo chở sắt và vụ xảy ra vào ngày 29/1 đoạn qua thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội giữa ô tô với tàu khách để lại hậu quả mà không ít người quan ngại.

Ngay sau đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Đường sắt và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo nguyên nhân của 2 vụ TNGT đường sắt nói trên nhằm mục đích có phương án bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) tại đường ngang trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia; đẩy mạnh công tác kiểm tra quy trình an toàn chạy tàu; chỉ đạo lực lượng thanh tra đường sắt xử lý nghiêm vi phạm...

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT đường sắt; tăng cường kiểm tra, rà soát thiết bị cảnh báo an toàn đường sắt; thông tin về lịch chạy tàu với chính quyền địa phương để tổ chức cảnh giới.

Hai vụ TNGT nói trên đều xảy ra nơi giao nhau giữa đường ngang đường sắt với đường bộ. Trong đó, vụ xảy ra vào ngày 28/1 thuộc lối đi tự mở (LĐTM). Đây là đường ngang bất hợp pháp, có người gác chắn. Vì vậy, hồi chuông báo động tiếp tục lại gióng lên về sự mất ATGT tại các LĐTM.

Hiện nay ở Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ khi tồn tại 67 LĐTM băng qua đường sắt. Thời gian qua, Sở GTVT phối hợp với ban, ngành, đơn vị chức năng đường sắt đã rào chắn xóa được 23 LĐTM tại địa phương. Cụ thể, đã tổ chức rào đóng 1 LĐTM tại Km 669+670 ở địa bàn huyện Phong Điền; 1 LĐTM tại Km 677+325 ở thị xã Hương Trà; 1 LĐTM tại Km 681+940 qua địa bàn TP. Huế và qua địa bàn thị xã Hương Thủy đã rào đóng 5 LĐTM; Phú Lộc 15 LĐTM. Bên cạnh đó, phối hợp các địa phương phát quang tầm nhìn LĐTM dọc tuyến từ Km 655+100 đến Km 756+200 và khảo sát lập phương án xây dựng đường gom dọc đường sắt từ Km 723+850 đến Km 725+100 ở huyện Phú Lộc. Ngoài ra phối hợp, thành lập tổ, đội liên ngành ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về hành lang ATGT đường sắt, kiểm tra, kiểm soát quản lý, không để phát sinh các LĐTM và đưa ra các biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt tại các giao cắt, đảm bảo ATGT qua lại tại các đường ngang...

Tuy nhiên, đường sắt qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn rất nhiều LĐTM. Để xóa hết LĐTM theo lộ trình vào năm 2025, các ban, ngành, đơn vị chức năng liên quan ở Thừa Thiên Huế còn nhiều việc phải làm. Song trước mắt, việc kiểm tra, rà soát và đưa ra các giải pháp đảm bảo ATGT phù hợp với từng LĐTM có nguy cơ cao xảy ra tai nạn cần tiến hành kịp thời, hướng đến xử lý dứt điểm LĐTM qua đường sắt vào năm 2025 theo Đề án 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bài, ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ Hương Trà chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông

Buổi trao giải Hội thi clip tuyên truyền an toàn giao thông (ATGT) diễn ra ngày 15/10. Hoạt động do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Ban An toàn giao thông (ATGT) TX. Hương Trà phối hợp tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật ATGT, văn hóa ATGT cho hội viên, phụ nữ và cộng đồng.

Phụ nữ Hương Trà chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông
Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

Ngày 31/8, Tại Chùa Từ Đàm, đã diễn ra lễ dâng hương cầu nguyện, đây là nghi thức chính nằm trong Chương trình Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức, diễn ra ngày 30 và 31 tháng 8 năm 2024 (nhằm ngày 27 và 28 tháng 7 năm Giáp Thìn).

Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
Đại lễ Cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 sẽ được tổ chức tại Thừa Thiên Huế

Chiều 22/8, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức họp báo thông báo kế hoạch về Đại lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024”. Đại lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 nằm trong chuỗi các hoạt động “Tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024”. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự (HĐTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cùng chủ trì buổi họp báo tại điểm cầu Hà Nội.

Đại lễ Cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 sẽ được tổ chức tại Thừa Thiên Huế
Return to top