ClockThứ Hai, 06/09/2021 09:47

Nghĩa tình vùng cao

TTH.VN - Những hình ảnh, thông tin về hoạt động thu hoạch lúa giúp 36 hộ dân Thượng Long, Nam Đông khiến lòng người ấm lại giữa vô vàn thông tin về phòng chống dịch bệnh.

Các hộ dân gặt lúa giúp 36 hộ Thượng Long bị phong tỏa. Ảnh: D. Tiến 

Bà con dân tộc Ca Tu ở 3 thôn: 1, 2 và 8 của xã Thượng Long, huyện Nam Đông rủ nhau ra đồng gặt lúa giúp bà con thôn 6 đang bị phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 18/8, bởi trong thôn có 1 trường hợp bị nhiễm COVID-19).

Có thể vì diện tích ít (chỉ 2,1 ha), thấy mình đảm đương được nên bà con các thôn đã không cậy nhờ công an, quân đội như các nơi mà tự mình phân công nhau thu hoạch.

Trên đồng, không khí khá rộn ràng: nhóm gặt, nhóm tuốt, nhóm sàn, nhóm đóng bao rồi vác về giao cho bà  con thôn 6 - nơi đang phong tỏa…

Thượng Long, Thượng Quảng là vùng sâu của huyện Nam Đông. Thời Nam Đông còn thuộc huyện Phú Lộc, vì lương thực thiếu trầm trọng nên Phú Lộc đã huy động hàng trăm thanh niên lên Ka Đe phá rừng trồng sắn.

Từ khi tái lập huyện miền núi Nam Đông, nhờ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ cộng với sự chịu khó làm ăn của bà con nên vùng đất này nay đã thay đổi: rừng được bảo vệ, cơ sở hạ tầng thiết yếu khác không thiếu, trừ nhà máy nước sạch đang xây dựng.

Trời đã sang thu, mưa lớn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, dù bà con đang bận rộn lo chuyện nhà mình nhưng nói như ông Đoàn Văn Lạc (ở thôn 1) “vì tình làng nghĩa xóm”, họ đã biết thu xếp việc nhà để  lo cho người khác.

Đó là nét mới của nghĩa tình vùng cao mà tôi cảm nhận được sau khi xem phóng sự về hoạt động này.

                                                                              Phạm Hữu Thu

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống

Ngày 15/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cùng người dân thôn Bha Bhar (xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Return to top