ClockThứ Tư, 04/12/2024 12:57

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

TTH - Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Kết nối tiêu thụ nông sản từ phiên chợ vùng caoTín hiệu vui từ phiên chợ vùng cao“Phiên chợ vùng cao” tại TP. Huế đạt doanh số hơn 250 triệu đồng

 Du khách đến chợ phiên để thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng

Thúc đẩy phát triển kinh tế

Chợ phiên Nam Đông lần đầu tổ chức vào tháng 3/2023 tại Trung tâm Văn hóa huyện Nam Đông đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân địa phương và du khách. Tại đây, hơn 50 gian hàng bày bán các sản phẩm đa dạng, như: Nông sản, sản phẩm OCOP, thổ cẩm zèng, rượu men lá và các món ăn đặc trưng như cơm lam, heo bản, rau rừng...

Phiên chợ là nơi kết nối giao thương, đồng thời giúp người dân nâng cao thu nhập. Chị Hồ Thị Mến, một tiểu thương tại chợ chia sẻ: “Nếu trước đây chỉ trồng rau để ăn thì nay chúng tôi chăm sóc vườn cẩn thận hơn để có sản phẩm bán đều đặn hai lần mỗi tháng. Nhờ đó, kinh tế gia đình được cải thiện, các con tôi có thêm điều kiện học hành tốt hơn”.

Chợ phiên Nam Đông được duy trì định kỳ hai lần mỗi tháng vào các ngày Chủ nhật tuần giữa và tuần cuối. Không chỉ thu hút người dân địa phương, chợ phiên còn kết nối nhiều du khách thập phương đến tham quan, mua sắm những sản vật địa phương và đặc biệt là khám phá văn hóa, con người nơi đây.

Tại A Lưới, phiên chợ cũng được tổ chức vào ngày cuối tuần của tuần cuối cùng mỗi tháng, với các đặc sản như nấm lim xanh, mật ong rừng, thịt gác bếp, nếp than, gạo Ra dư, rượu sâm... Điều đặc biệt là tất cả các sản phẩm này đều được đồng bào DTTS tự tay sản xuất, đảm bảo chất lượng và đậm nét đặc trưng của núi rừng.

Chị Hồ Thị Hồng, một tiểu thương tại chợ chia sẻ: “Từ ngày bán ở chợ phiên, tôi có thêm khách quen. Du khách gần xa cũng biết đến những đặc sản của địa phương như thịt trâu, bò gác bếp, rượu sâm hay mật ong rừng… Tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên rất được ưa chuộng”.

Chợ phiên A Lưới còn là cơ hội để người dân giao lưu văn hóa, học hỏi cách làm kinh tế. Với những món ăn truyền thống độc đáo như cơm lam, cháo tà lục tà lạo, cá suối, ốc đá… chợ phiên cũng trở thành điểm đến thú vị cho những ai muốn trải nghiệm hương vị núi rừng.

Kết nối rộng mở

Nhằm mở rộng thị trường và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào DTTS, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức phiên chợ vùng cao đầu tiên tại TP. Huế vào cuối tháng 7/2024. Sự kiện kéo dài ba ngày, quy tụ hàng chục gian hàng từ các huyện miền núi, giới thiệu các sản phẩm OCOP, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản và ẩm thực đặc sắc.

Khác với những phiên chợ tự phát trước đây, phiên chợ vùng cao tại TP. Huế được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để người dân giới thiệu sản phẩm và khách tham quan dễ dàng mua sắm. Ngoài ra, phiên chợ còn là không gian để đồng bào các dân tộc quảng bá văn hóa, từ nghề dệt zèng, làm rượu men lá, đến các điệu múa và bài hát truyền thống.

Những phiên chợ vùng cao không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Đối với người dân, chợ phiên là nơi giao thương, mang lại thu nhập cho người dân và là cầu nối văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nâng tầm giá trị của các sản phẩm địa phương.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới cho hay: "Chợ phiên giúp đồng bào kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm, từ đó từng bước xây dựng nền kinh tế hàng hóa. Đây cũng là cơ hội để đồng bào phát triển sinh kế bền vững, gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống".

Các phiên chợ còn là điểm nhấn trong hành trình phát triển du lịch của địa phương. Ngoài mua sắm những sản vật độc đáo và tìm hiểu văn hóa bản địa, du khách khi đến Nam Đông, A Lưới đều muốn trải nghiệm không gian chợ phiên như một cách để hòa mình vào nhịp sống của đồng bào vùng cao.

Từ thành công của các phiên chợ vùng cao, chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan đang lên kế hoạch nhân rộng mô hình này, không chỉ ở Nam Đông và A Lưới mà còn ở các địa phương khác. Việc duy trì và phát triển chợ phiên vùng cao sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững.

Dù vậy, để các phiên chợ vùng cao phát huy hơn nữa hiệu quả mang lại và ngày càng có nhiều người dân tham gia, chính quyền địa phương và các ban, ngành cần tổ chức nhiều hơn các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng sản xuất và quảng bá sản phẩm... Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông, thúc đẩy chuyển đổi số giúp bà con tiếp cận được các thị trường lớn hơn.

Những phiên chợ vùng cao đã và đang tạo ra nhiều giá trị tích cực trong việc phát triển kinh tế và gìn giữ, lan tỏa văn hóa dân tộc. Với sự đồng hành của chính quyền và sự nỗ lực của người dân địa phương, những phiên chợ này sẽ tiếp tục là biểu tượng đẹp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của vùng đất Cố đô.

Bài, ảnh: Bạch Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Return to top