ClockThứ Hai, 26/07/2021 14:28

Để không một ai bị bỏ lại phía sau vì COVID-19

Sáng 26/7, Việt Nam có 2.708 ca mắc mới COVID-19, thêm 77.967 liều vaccine được tiêm

Người lao động nghèo mong dịch COVID-19 qua mau để ổn định cuộc sống

Chồng nằm liệt suốt 3 năm nay vì tai nạn giao thông, chị NTP. đã trở thành lao động chính, chạy từng bữa ăn trong nhà. Thế mà gần cả tháng nay, chị P. thất nghiệp vì địa bàn chị thường hay về mua ve chai, phế liệu có nguy cơ cao dịch COVID-19 lây lan. Hoàn cảnh như thế, hai đứa con lại vào tuổi ăn, tuổi học, không có nguồn thu nhập, cuộc sống gia đình chị vốn đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn. Để xoay xở trong thời điểm này hễ trong tổ, xóm ai có yêu cầu bưng vác, dọn dẹp gì, chị đều nhận lời miễn có thêm chút ít nuôi con và lo cho chồng.

Chị P. chia sẻ, thời buổi dịch bệnh, nhu cầu tìm việc rất khó. Giúp việc nhà cho người ta cũng là một công việc chị lựa chọn, nhưng chỉ thỉnh thoảng vì thời điểm này do dịch bệnh nhiều người có thời gian ở nhà và con cái họ cũng nghỉ hè có thể dọn dẹp vệ sinh nhà cửa. Hơn nữa vì dịch bệnh thu nhập của nhiều gia đình cũng bị ảnh hưởng nên họ cắt xén chi tiêu, thay vì thuê mướn người thì họ tự làm để giảm chi phí. Từ ngày thất nghiệp, chị P. cũng phải tính toán lại chi tiêu trong gia đình để "gồng" qua thời điểm khó khăn hiện tại.

Đó cũng là tình cảnh của không ít người dân lao động hiện nay, nhất là những lao động tự do, mất việc làm, thu nhập bấp bênh, cuộc sống không được đảm bảo. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực vượt qua khó khăn của mỗi gia đình, mỗi người dân thì sự hỗ trợ lúc này của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng “một miếng khi đói bằng một gói khi no” được lan tỏa trong cộng đồng.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19 (gọi là gói hỗ trợ thứ 2). Theo nghị quyết này, có 12 nội dung và nhóm đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ với tổng trị giá gói hỗ trợ an sinh là 26.000 tỷ đồng. Trong đó, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 sẽ được nhận từ 1,5-3,71 triệu đồng/người, trong khi lao động tự do được hỗ trợ ít nhất là 1,5 triệu đồng/người… Rút kinh nghiệm từ đợt chi trả gói hỗ trợ lần 1, Chính phủ sẽ giao toàn quyền cho địa phương, căn cứ vào điều kiện và khả năng ngân sách, chủ động xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức hỗ trợ. Ngân sách hỗ trợ cho lao động tự do địa phương tự cân đối nguồn thu và dự phòng để lại.

Như lời ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP sẽ được thực hiện công khai, minh bạch. Cơ quan hay tổ chức cá nhân nào chậm triển khai là có lỗi với dân; để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách là có tội với dân.

Đây là nỗ lực lớn của Chính phủ và bộ ngành liên quan trong việc chăm lo, quan tâm đến người lao động, nhất là những lao động tự do đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Nhưng để gói hỗ trợ đến đúng tay người dân một cách nhanh chóng và kịp thời, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, rà soát, thẩm định để không một ai bị bỏ lại phía sau trong thời điểm này…

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cách làm để “Không ai bị bỏ lại phía sau”

Huy động đa dạng nguồn lực và tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ khó khăn theo phương châm “trao cần câu hơn xâu cá”, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực.

Nhiều cách làm để “Không ai bị bỏ lại phía sau”
Sẽ không có cá thể gấu nào bị bỏ lại phía sau

Dự án Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở II đặt tại Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã vừa chính thức khánh thành giai đoạn 1 vào giữa tháng 11 để đi vào hoạt động với mục tiêu hướng tới chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật, cứu toàn bộ cá thể gấu còn đang bị nuôi nhốt và đưa chúng về nơi này.

Sẽ không có cá thể gấu nào bị bỏ lại phía sau
Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19

Đại dịch Covid -19 nhìn chung có tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, trên 87% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”, chỉ 11% doanh nghiệp cho biết “không bị ảnh hưởng gì”.

Gần 90 doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19
Phía sau những chương trình yêu thương

Phía sau những chương trình ý nghĩa “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, “Đồng hành cùng người chiến sĩ biên cương”, “Ngôi nhà xanh-tiếp sức đến trường”…, có rất nhiều việc làm tâm huyết của Trung úy Nguyễn Văn Dực, trợ lý công tác quần chúng Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh. Dực là một trong 10 gương mặt trẻ của BĐBP toàn quốc được tuyên dương năm 2018.

Phía sau những chương trình yêu thương
Return to top