ClockThứ Năm, 12/01/2023 13:30

Sân chơi cho thiếu nhi thành phố

TTH - Loanh quanh qua những con đường trong nội đô, không khó để bắt gặp hình ảnh các em nhỏ tụ tập trong công viên, vỉa hè để đá bóng…

Thêm sân chơi cho trẻ em mùa hèĐa dạng ở thành phố, trống vắng ở nông thôn

Các em thiếu nhi đá bóng ở công viên

Ngay trong trung tâm của thành phố, có rất nhiều điểm vui chơi cho trẻ em; đặc biệt những năm qua là tuyến đường dọc hai bên bờ sông Hương, trở thành điểm vui chơi được lựa chọn hàng đầu của nhiều trẻ em. Bên cạnh đó, nhiều em được bố mẹ cho đến trung tâm văn hóa thiếu nhi thành phố để học nhạc, múa, võ thuật… nhưng dường như, chừng đó không gian, địa điểm vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ em. Các em thường tìm cho mình những nơi có ít xe cộ qua lại, các ngõ ngách, vỉa hè hay góc nhỏ trong công viên, nhà văn hóa để vui chơi.

Đập vào mắt là hình ảnh một nhóm em nhỏ đang đá bóng ở một khu đất trống trong nội thành. Các em mải mê chạy theo trái bóng mà không hề để ý ở đây tiềm ẩn nguy cơ, cây cối nhiều dễ dẫn đến thương tích. Dù tại công viên cũng gắn tấm biển “cấm đá bóng trên bãi cỏ”, vậy mà các em vẫn vui đùa. Có lẽ thấy các em thỏa thích như thế, cũng chẳng ai nỡ phá đi giây phút vui vẻ đó.

Tại nhiều khu chung cư, với diện tích nhỏ hẹp không thể làm khu vui chơi cho trẻ, thậm chí còn không có, nên đó cũng là lý do các em phải tận dụng các mặt đường nơi xe cộ ít qua lại để vui chơi.

Một nguời bạn sống ở khu chung cư Xuân Phú chia sẻ: Ở khu chung cư gần như không có khu vui chơi cho trẻ con. Không gian ngoài trời của gia đình không có để thiết kế những khoảng sân an toàn cho con chơi. Chỉ có cuối tuần được nghỉ làm mới có thời gian đưa các con đến các siêu thị, trung tâm thương mại để các con vui chơi.

Nhiều người quen có con nhỏ cho rằng, họ không dám cho con đi chơi vì gần chỗ ở không có sân bóng, không bể bơi, không có khu vui chơi giải trí cho các cháu. Các cháu thường ra các mặt đường trước nhà đá bóng mỗi chiều. Xe cộ tuy qua lại không nhiều, nhưng không thể yên tâm. Cho nên sau mỗi giờ học trên lớp, bố mẹ cho các cháu đi học thêm các môn năng khiếu có tính vận động, chứ nếu "nhốt" các cháu ở nhà thì lại vùi đầu vào tivi, máy tính để chơi game…

Theo các nghiên cứu khoa học, thiếu sân chơi vận động cho trẻ em không chỉ hạn chế về khả năng vận động giúp trẻ phát triển, mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chấn thương không đáng có; trẻ dễ tiếp cận với các trò chơi như chơi điện tử, xem phim hay sử dụng điện thoại quá nhiều. Nguy hiểm hơn, nhiều em đang trong độ tuổi mới lớn không có sân chơi thì thường tụ tập lại với nhau, rồi học nhau những “thói hư tật xấu”, tập hút thuốc lá, đánh nhau…

Thiếu đi sân chơi cho trẻ em cũng là lý do mà các cơ sở internet mọc lên như nấm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có rất đông cơ sở kinh doanh internet, mà phần lớn “khách ruột” là các em thanh, thiếu niên đang trong độ tuổi đến trường. Không ít em đã sa vào con đường cờ bạc online, bạo lực, kích động và có những hành động lệch chuẩn, thậm chí còn vi phạm pháp luật.

Tạo những sân chơi an toàn, bổ ích, lành mạnh cho trẻ em là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, của cả cộng đồng, của người lớn, các bậc phụ huynh, nhằm giúp các em rèn luyện thể chất, trí tuệ, kỹ năng, tiếp thêm ước mơ cho thế hệ tương lai của đất nước. Tạo sân chơi bổ ích cho trẻ em là cần tăng cường thêm công năng ở các khu công viên, trung tâm văn hóa, nhà thi đấu; khu vui chơi công cộng trong các khu chung cư…

Mới đây, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và mô hình đô thị thành phố trực thuộc Trung ương. Các sân chơi cộng đồng là thiết chế cần phải có trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội. Đây không chỉ tạo cảnh quan cho đô thị Huế, mà đó là sự đầu tư cho tương lai nên không thể xem nhẹ...

Bài, ảnh: PHÚC KHANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tự hào và trách nhiệm

Khó có thể diễn tả hết cảm xúc của những người dân xứ Huế, những người yêu Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ở thành phố Huế trực thuộc Trung ương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tự hào và trách nhiệm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Tường thuật xổ số miền bắc siêu nhanh
Return to top