ClockThứ Bảy, 22/04/2023 13:00

Mặt bằng cho đường cứu hộ - cứu nạn Phong Điền - Điền Lộc

TTH - Dự án đường cứu hộ - cứu nạn Phong Điền - Điền Lộc còn vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên tuyến TL9 qua các địa phương. Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất Phong Điền cùng chính quyền địa phương đẩy nhanh công tác GPMB, triển khai dự án đúng tiến độ.

Hành lang lộ giới Tỉnh lộ 9 bị lấn chiếmHơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Bắc - Nam

leftcenterrightdel
 DA đường cứu hộ - cứu nạn Phong Điền - Điền Lộc còn vướng mắc GPMB đoạn TL9 qua thị trấn Phong Điền

Lấn chiếm nhiều năm

Sau khi được bổ sung nguồn vốn, Dự án (DA) đường cứu hộ - cứu nạn Phong Điền - Điền Lộc triển khai thi công nhiều hạng mục công trình qua các địa phương. Tuy nhiên, công tác GPMB có nhiều trở ngại do nhiều năm nay, người dân lấn chiếm đất hành lang lộ giới và mất thời gian trong việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất, xây dựng khu tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ.

UBND huyện Phong Điền yêu cầu các xã, thị trấn Phong Điền, Điền Lộc, Phong Hiền phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành công tác GPMB trong tháng 4/2023 nhằm sớm giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai DA.

Mới đây, UBND thị trấn Phong Điền có thông báo về việc tháo dỡ các tài sản, công trình, vật kiến trúc và chặt hạ cây cối nằm trong đất hành lang lộ giới đường TL9 để Nhà nước triển khai thi công công trình đường cứu hộ, cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc (đoạn từ Km 0+00 đến Km 1+372,49). Nguyên do nhiều năm nay, đất hành lang lộ giới TL9 đi qua thị trấn Phong Điền bị người dân chiếm dụng xây dựng mái che, nền xi măng, biển quảng cáo và trồng cây trong phạm vi thuộc đất giao thông do chính quyền quản lý.

Ông Thái Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND thị trấn Phong Điền cho biết, qua xác minh của địa phương, trên địa bàn có 19 hộ dân xây dựng mái che, nền xi măng, dựng biển quảng cáo, chậu cây cảnh, để các vật liệu xây dựng và trồng cây trong phạm vi thuộc đất giao thông trên tuyến TL9 do Nhà nước quản lý. Đây là khu vực nằm trái tuyến từ QL1 rẽ vào, được GPMB cho việc mở rộng đường và xây dựng vỉa hè dự án đường cứu hộ cứu nạn.

Thị trấn đã cử cán bộ về cơ sở nắm tình hình, vận động giải thích và các hộ dân cam kết tự tháo dỡ trước ngày 20/4 nhằm có mặt bằng sạch cho đơn vị thi công. Đối với các hộ đủ điều kiện bố trí TĐC tại chỗ, Trung tâm PTQĐ huyện phối hợp các cơ quan đơn vị có liên quan cùng kiểm tra, tiến hành kiểm kê các tài sản bị ảnh hưởng, đảm bảo điều kiện để có mặt bằng xây dựng lại nhà ở.

Ngoài thị trấn Phong Điền, trên tuyến còn vướng mặt bằng đoạn từ QL1 Km0+0,0- Km1+372,49 qua địa bàn xã Phong Hiền. Theo đó, đối với 25 hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa, công trình vật kiến trúc, UBND huyện Phong Điền yêu cầu trên cơ sở báo cáo nguồn gốc sử dụng đất, năm xây dựng của UBND xã Phong Hiền, giao Trung tâm PTQĐ huyện kiểm tra, rà soát tham mưu UBND huyện báo cáo xin ý kiến của Ban Chỉ đạo GPMB huyện, Hội đồng tư vấn tỉnh.

Riêng đối với đoạn từ Km 9+800 - Km 16+250 qua địa bàn xã Điền Lộc có 7 hộ bị ảnh hưởng nhà ở phải bố trí TĐC, UBND huyện Phong Điền cũng đã giao Trung tâm PTQĐ huyện tổ chức họp dân ngay sau khi kết thúc niêm yết công khai phương án bồi thường. Yêu cầu UBND xã Điền Lộc phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị của xã, thôn tuyên truyền, giải thích các quy định, vận động các hộ thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ.

Đẩy nhanh tiến độ

DA đường cứu hộ, cứu nạn Phong Điền - Điền Lộc có chiều dài hơn 16km, điểm đầu giao với Quốc lộ 1A tại thị trấn Phong Điền và điểm cuối tại bãi biển xã Điền Lộc. Theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, DA có tổng mức đầu tư gần 672 tỷ đồng, nguồn bố trí đến nay là 516 tỷ đồng (năm 2023 bố trí 90 tỷ đồng). Tổng số vốn đã giải ngân đến nay là hơn 428 tỷ đồng. Trong đó, năm 2023 là hơn 2 tỷ đồng.

Đến nay, công trình đã thi công hoàn thành đoạn tuyến Km1+500 – Km9+800, cầu Thiềm và cầu Bàu Bàng đang tiến hành các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng. Hoàn thành phần nền đường, mặt đường bê tông xi măng rộng 7,5m đoạn từ Km9+800 – Km10+890 và đơn nguyên bên phải rộng 15,5m của cầu vượt đường sắt…

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh thông tin, đối với các hạng mục còn lại của dự án như đoạn Km0+0.0 – Km1+500 (đoạn qua thị trấn Phong Điền và xã Phong Hiền) hiện nay UBND huyện Phong Điền đang thực hiện công tác GPMB, tuy nhiên ở thị trấn Phong Điền có 14 hộ và xã Phong Hiền có 27 hộ phải TĐC. Các khu TĐC này hiện đang thực hiện công tác xây lắp. Dự kiến công tác GPMB sẽ hoàn tất trong tháng 4/2023, sau khi được bàn giao mặt bằng chủ đầu tư sẽ chỉ đạo đơn vị thi công tập trung nhân lực, máy móc để thi công và hoàn thành trong năm 2023.

Theo ông Cường, do tính chất công trình vừa đảm bảo lưu thông trên TL9, vừa đảm bảo an toàn chạy tàu nên phương án thi công đối với cầu vượt đường sắt là hoàn thành đơn nguyên bên phải để lưu thông. Nhánh bên trái cầu vượt trùm lên đường TL9 trong đó 2 trụ cầu nằm ngay rào chắn đường sắt sẽ được thi công sau thông xe trên nhánh phải và xin phép xóa gác chắn đường sắt.

Đối với đơn nguyên bên phải đã thi công cơ bản hoàn thành. Phần tường chắn hai đầu cầu đã thi công đến hết phạm vi mặt bằng được bàn giao. Hiện nay hạng mục cầu vượt đường sắt đã hết mặt bằng thi công, chủ đầu tư kiến nghị UBND huyện Phong Điền đẩy nhanh công tác GPMB đoạn 2 đầu cầu để đơn vị thi công tiến hành thi công đường dẫn nhằm thông xe bên phải tuyến trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, đoạn Km11+258 (cầu Hòa Xuân 2) – Km12+523 (cầu Hòa Xuân 1), do địa chất yếu phải đào bỏ với chiều dày 2m và thay bằng cát và sau khi đắp đất cần phải có thời gian chờ lún. Do nguồn cát đắp rất khó khăn, nhà thầu đang tìm nguồn hợp pháp để thi công và một phần tận dụng ở cát đào nền đường đoạn Km12+900 – Km13+900 nhưng hiện nay chưa GPMB được. Dự kiến hoàn thành đoạn này năm 2024.

DA đường cứu hộ, cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc bắt đầu triển khai từ năm 2011, dự kiến sẽ hoàn thành trong khoảng 3 năm. Tuy nhiên, sau khi gặp khó khăn về nguồn vốn, công trình chỉ thi công cầm chừng một số hạng mục trước mắt nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Năm 2022, DA tiếp tục được bố trí vốn trong Chương trình đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 và đến nay tổng giá trị đã thực hiện gần 312 tỷ đồng, đạt 55% giá trị hợp đồng.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình Phát triển các đô thị loại II: Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng

Nhiều hạng mục công trình thuộc các gói thầu của Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh) bị “đứng hình” do bế tắc hoặc gặp khó trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB), dẫn đến công trình chậm tiến độ kéo dài.

Chương trình Phát triển các đô thị loại II Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng
Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên

Sáng 17/3, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp cùng Đoàn Thanh niên, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh tổ chức chương trình trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng chống, cứu hộ, cứu nạn về phòng cháy chữa cháy năm 2024.

Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên
Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

Chiều 2/2, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế (Trung tâm) thông tin, hiện nay các ban, ngành địa phương đẩy nhanh việc bồi thường, tái định cư (TĐC) cho các gia đình để hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng xây dựng DA cầu vượt sông Hương trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top