ClockThứ Ba, 19/03/2024 06:56

Tránh bẫy tín dụng đen

TTH - Thực tế hiện nay khung pháp lý của pháp luật đã đủ để răn đe các đối tượng cho vay tín dụng đen, nhưng điều quan trọng là cần thực hiện song song công tác tuyên truyền để làm sao cho người dân hiểu về bẫy “tín dụng đen”, vì một khi đã dính vào thì khó thoát. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có những quy định rõ hơn về việc cho vay trong lĩnh vực dân sự; vận động những người có liên quan khi vay tiền phải thông qua công chứng để ràng buộc chặt chẽ hơn...

Mở đợt cao điểm tấn công tội phạm “tín dụng đen”Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”

Cơ quan công an đọc lệnh bắt khẩn cấp đối với các đối tượng cho vay lãi suất cao

Từ cho vay trực tiếp

Tòa án nhân dân tỉnh vừa xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chồng Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Nắm bắt nhu cầu cần vay tiền nhanh để làm vốn kinh doanh hoặc mua sắm, tiêu dùng nhưng không muốn làm hồ sơ, thủ tục thế chấp tại ngân hàng của nhiều người, Cầm bàn với vợ tổ chức cho người dân vay tiền thu lãi suất cao nhưng thủ tục đơn giản, không cần thế chấp. 2 vợ chồng cùng thống nhất, Cầm có trách nhiệm là người trực tiếp tìm và đứng ra giao dịch với người có nhu cầu vay tiền, Hiền phụ giúp với vai trò quản lý sổ sách, kiểm tra, theo dõi việc người vay trả tiền.

Khi ai có nhu cầu vay tiền sẽ liên hệ với Cầm và Hiền qua điện thoại hoặc đến trực tiếp nhà Cầm tại 3/113 Đào Duy Anh để giao dịch. Nhận được đề nghị vay tiền của người có nhu cầu, Cầm trực tiếp gặp họ để thỏa thuận số tiền vay, thời hạn vay, phí cho vay, hình thức trả nợ tiền gốc và tiền lãi với người vay. Tại thời điểm cho vay, Cầm yêu cầu người vay cung cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân, sau đó trực tiếp xác minh nơi ở hoặc nơi kinh doanh để thẩm định điều kiện thực tế của người vay. Sau khi thỏa thuận được mức tiền vay và hình thức trả nợ, trả lãi, Cầm yêu cầu người vay viết giấy mượn tiền.

Từ tháng 8/2022 - 9/2023, Cầm và Hiền đã cho 13 người vay tiền với 98 lượt vay với tổng số tiền 1,085 tỷ đồng, với mức lãi suất 121% - 182% năm (cao hơn 6 - 9 lần so với quy định), thu lợi bất chính hơn 216 triệu đồng.

Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của các bị can là nguy hiểm cho xã hội nên cần phải xử lý nghiêm bằng pháp luật. Tuyên phạt Lê Văn Cầm 18 tháng tù và Nguyễn Thị Diệu Hiền 9 tháng tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Đến cho vay qua mạng

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đang hoàn tất bản cáo trạng vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 đối tượng Lương Hoàng Nhật Nam và Huỳnh Văn Trường Phát (cùng SN 1996, trú tại TP. Huế). Các đối tượng có hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” với hơn 2.000 hợp đồng vay, số tiền lên đến 35 tỷ đồng, lãi suất 109,5% - 420%/năm, thu lợi bất chính trên 7 tỷ đồng.

Theo đó, từ năm 2020, hai đối tượng Nam và Phát đăng quảng cáo hoạt động cho vay trên mạng xã hội facebook với nội dung: lãi suất thấp, giải ngân nhanh, không cần thẩm định, vay với hạn mức tối đa, hỗ trợ nợ xấu… với tiền lãi cho vay từ 3.000 - 11.500 đồng/triệu/ngày.

Để thực hiện hành vi, các đối tượng đã sử dụng phần mềm Mecash quản lý các hợp đồng cho vay tiền cũng như tính toán lãi suất, nhắc nợ; chúng còn dùng thủ đoạn chia nhỏ lãi suất vay bằng 2 hợp đồng và phân chia tiền lãi thành nhiều khoản phí khác nhau để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Ngoài ra, trong quá trình cho vay, nếu các trường hợp đến hạn chưa trả kịp, các đối tượng này sẽ thuê người đe dọa, theo dõi vị trí xe và về tận nhà để đòi siết xe, đòi nợ, “khủng bố” tinh thần…

Cảnh giác sập bẫy tín dụng đen

Theo Tòa án nhân dân tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay, TAND 2 cấp của tỉnh đưa ra xét xử hàng chục vụ án về “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Tại các phiên tòa, Hội đồng xét xử đã phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo là lợi dụng nhu cầu vay vốn khá lớn của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước hoặc của các tổ chức tín dụng khác, núp bóng tiệm cầm đồ, công ty tư vấn tài chính, với hình thức tiếp thị hấp dẫn.

Các chiêu thức chủ yếu là cho vay không cần thế chấp, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, chỉ cần giấy phép lái xe hoặc chứng minh nhân dân đã làm cho nhiều người dân rơi vào bẫy “tín dụng đen” với mức lãi suất cao, cùng nhiều ràng buộc bất lợi, các khoản phạt cao khi nộp lãi chậm làm nhiều người dân lâm vào cảnh tán gia, bại sản. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không những đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an tại địa phương, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Bài, ảnh: THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Công điện nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”
Điều tra, truy tố, xử lý nghiêm tội phạm “tín dụng đen”

Thời gian gần đây, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc Công an tỉnh, Công an các đơn vị, địa phương ra quân đấu tranh không khoan nhượng, liên tục đánh trúng, đánh mạnh tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”. Cơ quan điều tra khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác với loại tội phạm tinh vi, manh động, liều lĩnh và nguy hiểm này.

Điều tra, truy tố, xử lý nghiêm tội phạm “tín dụng đen”
Khó ngăn chặn tín dụng đen

Mấy hôm nay nghe báo chí “xới xáo” chuyện “tín dụng đen” trong khu công nghiệp. Trước tiên, cần khẳng định: tín dụng là tín dụng chứ làm gì có chuyện tín dụng đen với đỏ? Đen ở đây được hiểu theo nghĩa là cho vay nặng lãi, cho vay trái pháp luật. Vấn đề cần trao đổi ở đây là liệu chúng ta có ngăn chặn hiệu quả nạn cho vay nặng lãi hay không?

Khó ngăn chặn tín dụng đen
Ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong khu công nghiệp

Tưởng chừng “tín dụng đen” chỉ “len lỏi” trong khu dân cư, xóm trọ, nay đã xuất hiện tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các công ty, nhà máy ở KCN là vấn đề đặt ra.

Ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong khu công nghiệp

TIN MỚI

Return to top