ClockThứ Ba, 03/10/2023 13:34

Vướng mắc khi xây dựng khu tái định cư cho người dân Phong Xuân

TTH - Việc đầu tư hạ tầng khu tái định cư (TĐC) di dời các hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sụt lún tại khu vực quanh mỏ đá vôi Phong Xuân (Phong Điền) bằng nguồn kinh phí ngân sách là không có cơ sở. UBND huyện Phong Điền đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm bố trí kinh phí để triển khai đầu tư hạ tầng TĐC cho người dân.

Giảm thiểu ảnh hưởng nổ mìn tại mỏ đá Phong XuânNiêm yết phương án đền bù giải phóng mặt bằng trước 30 tháng 6

 Mỏ đá vôi Phong Xuân, Phong Điền

Liên quan đến các hộ dân ở Phong Xuân ảnh hưởng bởi tình trạng sụt lún tại khu vực mỏ đá vôi của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, nhiều năm qua, các hộ dân đã được chính quyền, công ty hỗ trợ bằng nhiều chính sách, nguồn kinh phí khác nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, người dân cần được TĐC khu vực an toàn hơn để ổn định cuộc sống, sản xuất. Do vậy, việc xây dựng khu TĐC cho các hộ dân bị ảnh hưởng là nhu cầu bức thiết cần phải sớm tính đến.

Ông Hồ Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xử lý tình trạng sụt lún tại khu vực xung quanh mỏ đá vôi xã Phong Xuân, UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban chuyên môn tham mưu phương án di dời các hộ dân và lấy ý kiến tham gia của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm để thống nhất phương án di dời các hộ trong vùng có nguy cơ cao và rất cao sụt lún xung quanh mỏ đá vôi.

Theo đó, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ để di dời 16 hộ dân với 74 nhân khẩu và phương án đầu tư hạ tầng khu TĐC tại Công văn số 4921/UBND-TTPTQĐ ngày 18/11/2022 của UBND huyện Phong Điền.

Cụ thể, về nguồn vốn công ty thống nhất chi từ nguồn vốn doanh nghiệp để thực hiện bồi thường đối với nhà cửa, công trình vật kiến trúc (không bao gồm hạng mục hạ tầng khu TĐC và chi phí thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng) với giá trị khoảng 22 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công ty cũng đề nghị UBND huyện Phong Điền bổ sung nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư hạ tầng khu TĐC và phê duyệt chi phí thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 6,6 tỷ đồng.

Mới đây, UBND huyện Phong Điền đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sụt lún tại khu vực xung quanh mỏ đá vôi thuộc địa bàn xã Phong Xuân và giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ dự án Đầu tư khai thác mỏ Đá vôi - Giai đoạn 2.

Theo UBND huyện Phong Điền, hiện nay về trình tự thu hồi đất và nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng khu TĐC cho người dân đang gặp một số vướng mắc, khó khăn cần phải giải quyết.

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai thì các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao và rất cao sụt lún xung quanh mỏ đá vôi Phong Xuân không thuộc trường hợp do HĐND tỉnh thông qua danh mục thu hồi đất nên UBND huyện Phong Điền đang lúng túng trong việc lập hồ sơ phê duyệt dự án để thực hiện công tác lập, công khai và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC theo trình tự thu hồi đất tại Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh.

Ngoài ra, về nguồn vốn thực hiện, theo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, đơn vị này sẽ chịu chi phí bồi thường đối với đất ở, nhà cửa, công trình, vật kiến trúc với giá trị khoảng 22 tỷ đồng và đề nghị UBND huyện Phong Điền bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng khu TĐC khoảng 6,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo của Sở TN&MT gửi UBND tỉnh về việc giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sụt lún tại khu vực xung quanh mỏ đá vôi tại xã Phong Xuân, liên quan đến nguồn kinh phí ngân sách để bố trí đầu tư hạ tầng khu TĐC, Sở TN&MT nêu rõ, việc đầu tư hạ tầng khu TĐC di dời các hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sụt lún tại khu vực quanh mỏ đá vôi của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm bằng nguồn kinh phí ngân sách là không có cơ sở để thực hiện.

Trường hợp các hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sụt lún tại khu vực xung quanh mỏ đá vôi không thuộc dự án có trong danh mục thu hồi đất của HĐND tỉnh nên UBND huyện Phong Điền đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương giao UBND huyện thu hồi đất theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 và thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ đối với đất ở, nhà ở, công trình, vật kiến trúc theo trình tự thu hồi đất tại Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh.

Về kinh phí, UBND huyện Phong Điền cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm bố trí kinh phí để triển đầu tư hạ tầng khu TĐC và các chi phí khác (khoảng 6,6 tỷ đồng). Đồng thời, đối với việc thực hiện bồi thường đất ở, nhà cửa, công trình vật kiến trúc, đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện theo Điểm b, Khoản 3, Điều 16 Nghị định 47/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Theo UBND huyện Phong Điền, xuất phát từ tình hình thực tiễn tại địa phương (chưa giải quyết được kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng sau khi giai đoạn 1 của dự án mỏ đá vôi Phong Xuân đi vào khai thác) và báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ về đề tài: Nghiên cứu, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp bền vững phòng tránh nguy cơ sụt đất tại khu vực xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, UBND huyện Phong Điền kính đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm bố trí kinh phí để giải phóng mặt bằng hành lang an toàn mỏ giai đoạn 2 đảm bảo đúng theo quy định.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top