Thế giới

Bộ trưởng các nước Mekong phê duyệt kế hoạch hàng hải và môi trường

ClockChủ Nhật, 29/11/2020 15:05
TTH.VN - Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết, các bộ trưởng môi trường và tài nguyên nước từ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam vừa phê duyệt kế hoạch hàng hải cho 4 nước, cũng như thiết lập chiến lược môi trường khu vực.

Nâng tầm hợp tác Mekong-Hàn Quốc lên quan hệ Đối tác chiến lượcAustralia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam ÁHàng triệu dân sống dọc sông Mekong nhận thông báo lũ lụt, hạn hán qua FacebookTổ chức trực tuyến Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan ThươngASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông Mekong

Vận thải đường thủy đã và đang là phương thức vận tải quan trọng ở Mekong trong nhiều thế kỷ. Ảnh minh họa: Pannature/Lâm đồng Online

Theo một tuyên bố chung, Kế hoạch Tổng thể mới về Giao thông thủy ở Lưu vực sông Mekong sẽ giúp “cải thiện mạng lưới giao thông quốc gia và quốc tế ở bốn quốc gia hạ lưu sông Mekong”. Đồng thời, kế hoạch cũng sẽ cho phép MRC cải thiện các quy tắc điều hướng, thu hút đầu tư và nhìn nhận rõ ràng về tiềm năng của thương mại khu vực.

Được biết, vận tải đường thủy đã và đang là “một trong những phương thức vận tải chính” ở khu vực sông Mekong trong nhiều thế kỷ.

Đối với chiến lược quản lý môi trường mới, MRC mô tả tài liệu này là “tài liệu đầu tiên với nội dung bao phủ toàn bộ khu vực Hạ lưu sông Mekong”.

MRC lưu ý, lưu vực sông Mekong là “một điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu” với 12 loại sinh cảnh. Những vùng này trải dài từ cao nguyên đến vùng nước ven biển, bao gồm cả đầm lầy than bùn, suối ngầm và hồ miệng núi lửa. Những tài sản môi trường này hỗ trợ các dịch vụ và chức năng sinh thái quan trọng cho hàng triệu người.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào Sommad Pholsena - Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế nhiệm kỳ 2020 cho biết, các phê duyệt đã “thể hiện rõ rằng các nước chúng tôi cam kết giải quyết những thách thức ngày càng gia tăng mà lưu vực phải đối mặt”. Thêm vào đó, 4 quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam cũng cam kết mang lại những phát triển nhằm cải thiện hơn nữa mức sống cho các hộ dân nghèo.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CÁC HÃNG VẬN TẢI BIỂN TRÁNH ĐI QUA BIỂN ĐỎ:
Hàng tiêu dùng sẽ chịu “tác động lớn nhất”

Các công ty vận tải và hậu cần đang cảnh báo về sự chậm trễ và chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ châu Á sang châu Âu cao hơn, trong bối cảnh các hãng vận tải lớn đang định tuyến lại hải trình khỏi Kênh đào Suez, để tránh các vụ tấn công của phong trào Houthi ở Biển Đỏ.

Hàng tiêu dùng sẽ chịu “tác động lớn nhất”
Cơ hội mới từ cảng Chân Mây

Tháng 12/2023 này, Hãng tàu RCL (Regional Container Lines) đến từ Thái Lan mở tuyến vận chuyển container quốc tế qua cảng Chân Mây. Điều này vừa nói lên tiềm năng, lợi thế của cảng, vừa là động lực, là chất xúc tác góp phần thúc đẩy phát triển Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nói riêng, tỉnh Thừa Thiên nói chung.

Cơ hội mới từ cảng Chân Mây
Việt Nam là thành viên tích cực của Ủy hội sông Mekong quốc tế

Những năm qua, Việt Nam đã thể hiện cam kết chính trị rất cao, thể hiện vai trò của một quốc gia thành viên tích cực và xây dựng trong tham gia các hoạt động của Ủy hội sông Mekong quốc tế trên tất cả các cấp và diễn đàn, trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.

Việt Nam là thành viên tích cực của Ủy hội sông Mekong quốc tế
Return to top