“Bóng đá Việt Nam còn hoang sơ nhưng tiềm năng”
TTH.VN - Âm thầm có mặt “trên từng cây số” tại các trận ở V-League, chuyên gia Nhật Kazuyoshi Tanabe với sứ mệnh nâng cấp nền bóng đá Việt Nam đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi.
bóng đá Việt Nam đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi.
|
. Mỗi lần thấy ông xuất hiện trên sân, đặc biệt là sân Đồng Nai, thấy ông khổ sở quá vì nắng nóng, gió bụi. Thậm chí là không có chỗ ngồi đúng nghĩa để làm việc?
+ Tôi chấp nhận điều đó và tôi coi đó như thách thức trong công việc của tôi. Đúng là sân Đồng Nai hay một vài sân khác điều kiện cơ sở vật chất rất nghèo nhưng tôi lại đánh giá cao tiềm năng nơi ấy.
. Tiềm năng nơi một cái sân còn nhiều thiếu thốn và phải được đặc cách thì bóng mới lăn ở đấy được?
+ Nơi ấy tôi thấy khán giả tuyệt vời, họ cổ vũ cho đội bóng rất cuồng nhiệt. Dưới cái nóng khủng khiếp nhưng họ đến sân rất sớm để cổ vũ hò reo. Tình yêu ấy qua cách cổ vũ, qua cách họ đến sân, tôi nhìn thấy đó là một địa phương giàu tiềm năng. Nếu Đồng Nai có một đội bóng tốt thì nhất định đấy là một địa điểm sôi động của bóng đá Việt Nam.
. Ông vừa nói hai từ “tiềm năng”. Tiềm năng thì từ lâu rồi các chuyên gia nước ngoài đến và nói thế nhưng thời gian qua bóng đá Việt Nam cũng đã có biết bao ông chủ bỏ cuộc giữa chừng?
+ Chuyện có nhiều đội bỏ cuộc là do kinh tế khó khăn, các đội không đủ tiền nuôi đội bóng nên bỏ cuộc. Đó là một bài học chứ tôi không tin họ bỏ cuộc thực sự. Qua sự thất bại đó rồi sẽ có nhiều đội khác thành công và thành công nhiều hơn.
Chuyên gia Tanabe đang nhìn bóng đá Việt Nam dưới dạng tiềm năng. Ảnh: XUÂN HUY
. Cách nhận xét của ông cũng đúng thôi nhưng đó là tính cách Nhật, còn bóng đá Việt Nam thì còn quá nhiều vấn đề bất cập, nhất là yếu tố con người?
+ Sự phát triển luôn phải trả giá. Ngày trước bóng đá Nhật phát triển nhanh là nhờ những yếu tố khác. Tôi không lấy chuẩn mực của bóng đá Nhật hay tính cách Nhật gì cả để nói về bóng đá Việt Nam. Trong phát triển đôi khi phải trả giá vì những lần đi sai đường nhưng quan trọng là sau đó có thể tìm ra con đường đúng mà đi.
. Sau khi đi dọc mọi miền đất nước xem các giải đấu ở nhiều sân, ông thấy vấn đề tồn tại lớn nhất là gì?
+ Thực tình tôi cũng chưa đưa ra được sự so sánh từng nơi nhưng tôi thấy ở đâu khán giả cũng đến sân cổ vũ cuồng nhiệt. Đó là một nền móng tốt để xây dựng chuyên nghiệp. Song trong cách xây dựng đội bóng, con đường thành công duy nhất là đội bóng phải xây dựng tính truyền thống. Phải gắn kết sâu sắc với địa phương và yếu tố này luôn được coi trọng hàng đầu. Có như thế người hâm mộ mới đến xem.
. Những điều ông nói ấy thì ở Việt Nam không có hoặc chỉ có ở dạng… gượng ép!
+ Thì nhất định tôi sẽ giúp làm được điều đó. Mỗi CLB phải có bộ phận cộng đồng. Nơi có những ngày cuối tuần phụ huynh mang con em đến giao lưu, chơi đá bóng, làm quen bóng đá. Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, với địa phương. Tôi nhấn mạnh rằng để làm được điều này là cả sự chung tay, đồng lòng của toàn dân, của Nhà nước, Chính phủ…
. J-League ra đời năm1993 thì năm năm sau tuyển Nhật có mặt ở vòng chung kết World Cup, còn V-League ra đời đã 12 năm mà đội tuyển vẫn chưa thể mơ có mặt ở Asian Cup?
+ Không nên so sánh J-League với V-League vì nó có những đặc thù xã hội và quốc gia khác nhau. Bây giờ chúng ta phải học hỏi làm tốt. Những điều bóng Nhật làm được như tôi đã nói là sự đồng lòng của cả một quốc gia, sự quyết liệt của từng con người có trách nhiệm.
. Có khi nào ông nghĩ lại việc chọn sang Việt Nam công tác lần này không phải là quyết định đúng đắn vì nhiều khó khăn quá?
+ Không có chuyện đó! Tôi biết rất nhiều thử thách và tôi đã hình dung đầy đủ. Bóng đá các bạn còn hoang sơ nhưng rất tiền năng và tôi phải biến những tiềm năng của các bạn thành hiện thực đúng với sự phát triển của các bạn.
. Việc ông quyết định sang Việt Nam có còn ai tác động thêm?
+ Hoàn toàn tôi tự quyết định. Bạn bè của tôi ở Nhật, Đức, Pháp… biết tôi sang Việt Nam làm việc họ cũng chúc mừng và thường hỏi thăm công việc của tôi.
. Cuộc cống của ông ở Việt Nam ra sao?
+ Tôi rất thích cuộc sống nơi đây. Ở Việt Nam tôi cũng có những món ăn khoái khẩu như hủ tiếu, phở… Trong tương lai gần tôi sẽ đưa vợ con tôi sang Việt Nam sống cùng. Hiện nay tự thân một mình phải nấu nướng như một người đàn ông độc thân nhiều lúc tôi thấy cũng… tủi thân lắm (Cười).
. Xin cảm ơn và chúc con đường làm mới bộ mặt bóng đá Việt Nam mà ông đã chọn sớm thành hiện thực.
Tấn Phước (thực hiện) - theo phapluattp.vn
- Cùng iThethao.vn thăng hoa trong thế giới thể thao thu nhỏ (25/03)
- Huyện đoàn Quảng Điền vô dịch Giải Bóng đá thanh niên Thừa Thiên Huế lần thứ V (25/03)
- Khai mạc giải đua ghe truyền thống TP. Huế lần thứ II - 2023 (25/03)
- Đội bóng Đại học Huế vào chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam (24/03)
- Khai mạc Giải bóng đá truyền thống học sinh THPT lần thứ III năm 2023 (24/03)
- Hấp dẫn giải điền kinh học sinh phổ thông (22/03)
- 576 VĐV tham gia Giải Điền kinh học sinh phổ thông truyền thống 2023 (21/03)
- Khai mạc Đại hội khỏe “Vì an ninh Tổ quốc” lần thứ VIII - năm 2023 (21/03)
-
Huyện đoàn Quảng Điền vô dịch Giải Bóng đá thanh niên Thừa Thiên Huế lần thứ V
- Khai mạc giải đua ghe truyền thống TP. Huế lần thứ II - 2023
- Đội bóng Đại học Huế vào chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam
- Khai mạc Giải bóng đá truyền thống học sinh THPT lần thứ III năm 2023
- Hấp dẫn giải điền kinh học sinh phổ thông
- 576 VĐV tham gia Giải Điền kinh học sinh phổ thông truyền thống 2023
-
Hủy diệt Palace, Arsenal gây áp lực lên Man xanh
- Để hòa đội bét bảng, Gà trống sắp rơi khỏi Top 4
- Khởi tranh giải vô địch đá cầu các CLB quốc gia năm 2023
- Cơ hội tìm kiếm tài năng cho Taekwondo
- Hương Trà: 700 người tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân
- Hấp dẫn giải điền kinh học sinh phổ thông