ClockThứ Sáu, 11/11/2022 19:08
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV:

Cần có căn cứ pháp lý cho chữ ký giao dịch điện tử

TTH.VN - Trong khuôn khổ Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) diễn ra ngày 11/11, đại biểu Nguyễn Hải Nam (Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế) đã có những ý kiến liên quan đến chữ ký giao dịch điện tử.

Ngày 11/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023Ngày 10/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023Chiều 9/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi), thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sựNgày 8/11, Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022

Đại biểu Nguyễn Hải Nam phát biểu tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Đại biểu Nguyễn Hải Nam cơ bản đồng ý với các ý kiến của các đại biểu về chữ ký số, chữ ký điện tử, tuy nhiên trong quá trình tham gia Nghị định 27 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và cũng là Tổ trưởng tổ soạn thảo Thông tư 50 hướng dẫn Nghị định 27/2009, đại biểu Nguyễn Hải Nam đã nêu quan điểm nhằm đẩy mạnh kinh tế số.

Theo đó, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán có diện thanh toán SIP, theo đại biểu, cần có căn cứ về chữ ký giao dịch điện tử của nước ngoài. Đại biểu cũng mong muốn trong Luật Giao dịch điện tử lần này sẽ có quy định cụ thể để có căn cứ pháp lý chắc chắn cho chữ ký giao dịch điện tử nước ngoài.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam cho rằng, khi chúng ta công nhận được những chữ ký giao dịch điện tử nước ngoài, ví dụ như điện SIP trong các ngân hàng HSBC hoặc ngân hàng Citybank chẳng hạn sẽ tăng hiệu quả và góp phần đẩy mạnh kinh tế số từ 5% GDP lên 20% GDP.

Phiên thảo luận này có 15 đại biểu phát biểu xung quanh các vấn đề về các điều khoản cụ thể như: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích từ ngữ, các nguyên tắc; tính thống nhất của dự thảo luật với các luật có liên quan, sự tương thích với các điều ước quốc tế, tham khảo kinh nghiệm các nước; trách nhiệm của Chính phủ, của Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, các địa phương trách nhiệm chủ quản của hệ thống thông tin; trách nhiệm giám sát của các cơ quan nhà nước, biện pháp bảo vệ giao dịch điện tử; chính sách hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển và sử dụng các nền tảng số; giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; gửi, nhận và phân loại thông điệp dữ liệu; chứng thư điện tử, giá trị pháp lý của chứng thư điện tử, chữ ký điện tử; điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; điều khoản thi hành, tính khả thi và điều kiện đảm bảo để luật sớm đi vào cuộc sống…

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật giao dịch điện tử để thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành. Phát triển giao dịch điện tử, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển Chính phủ số kinh tế số và xã hội số. Đồng thời khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến thảo luận tại tổ để tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo luật trình Quốc hội xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ 5.

Thọ Vương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Sáng 13/3 đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp.

Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ​

Sáng 17/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp trong kỳ họp bất thường lần thứ năm cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 

​
Phú Lộc: Thông qua 10 nghị quyết thúc đẩy kinh tế - xã hội

Sáng ngày 15/12, HĐND huyện Phú Lộc tổ chức kỳ họp thứ 7, khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu theo Nghị quyết số 96 ngày 23/6/2023 của Quốc hội; xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-H), quốc phòng - an ninh năm (QP-AN) 2023 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2024; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Phú Lộc Thông qua 10 nghị quyết thúc đẩy kinh tế - xã hội
Bứt phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực

Sáng 8/12, HĐND tỉnh bước vào ngày làm việc thứ 2 với phần thảo luận về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024. Hầu hết các đại biểu cho rằng, năm 2024 là năm bứt phá để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH. Do đó, cần có tư duy bứt phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đà phát triển.

Bứt phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực

TIN MỚI

Return to top