ClockThứ Sáu, 31/07/2015 14:53

Các sinh hoạt của tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp

TTH - Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm tôn giáo lớn của miền Trung và cả nước nên tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách đoàn kết đồng bào các tôn giáo, ông Nguyễn Tài Tuệ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh cho biết:

Ông Nguyễn Tài Tuệ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành. Tín đồ các tôn giáo chiếm 60% dân số toàn tỉnh.Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tôn giáo và chính quyền, đoàn thể các cấp, tình hình thực hiện chính sách đoàn kết đồng bào các tôn giáo và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo của tỉnh đạt được những kết quả hết sức tích cực.

Đa phần tôn giáo ở Thừa Thiên Huế có quan hệ gần gũi với chính quyền, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh tôn giáo cơ bản ổn định, các sinh hoạt tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật. Quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền các cấp ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau, thông cảm, chia sẻ và hợp tác chặt chẽ. Phần lớn tín đồ phấn khởi trước những thành tựu của đất nước và tin tưởng vào đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tích cực xây dựng cuộc sống hài hòa “tốt đời - đẹp đạo”, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

Được biết, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thời gian qua được duy trì nề nếp và hiệu quả. Ông có thể cho biết rõ thêm về công tác này?

 Bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo ngày càng trưởng thành, được trang bị các kiến thức kỹ năng cần thiết để quản lý, giải quyết công tác tôn giáo đảm bảo đúng chính sách, pháp luật, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt trong khuôn khổ pháp luật. Từ việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình kiến trúc tôn giáo, cho đến việc tổ chức các cuộc lễ, quản lý nhập tu, quản lý việc xuất nhập cảnh... đều được tiến hành đúng quy định. Nhiều lễ hội của các tôn giáo đã được chính quyền địa phương hướng dẫn, giúp đỡ tổ chức với quy mô lớn về nội dung lẫn hình thức, thu hút hàng vạn tín đồ trong và ngoài nước tham dự như: Đại lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ hội Quán Thế Âm, Đại lễ Vesak Quốc tế, lễ Dâng y Kathina, lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lễ Phục sinh, lễ Thiên Chúa Giáng sinh, lễ hội hành hương La Vang, lễ Bế mạc năm Thánh 2010 của Công giáo. Qua thống kê sơ bộ trong 10 năm đã có 196 công trình, kiến trúc tôn giáo được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới; nhiều cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo tôn giáo được cấp đất mới; trên 73,4% cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hàng trăm chức sắc được thuyên chuyển, bổ nhiệm. Các hoạt động từ thiện xã hội của các Giáo hội được chính quyền quan tâm, tạo điều kiện...

Với những việc làm đó của chính quyền, các chức sắc và tín đồ tôn giáo thấy rõ hơn sự thông thoáng, cởi mở trong đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới và họ đã tự giác sinh hoạt, lễ nghi trong khuôn khổ pháp luật. Thông qua đó đã thắt chặt hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại những luận điệu xuyên tạc, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh tôn giáo trên địa bàn.

Thời gian qua, có một số hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá chính quyền, gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng... Vậy để công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ngày càng có hiệu quả, trong thời gian tới cần phải làm tốt những nhiệm vụ, giải pháp gì?

Trước hết, trên tinh thần đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Ban Tôn giáo tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để các tôn giáo sinh hoạt bình thường, ổn định. Quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các Giáo hội thực hiện đường hướng tiến bộ, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, gắn bó cùng dân tộc.

Thứ hai, tăng cường làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo, cho chức sắc, nhà tu hành, chức việc và tín đồ các tôn giáo.

Thứ ba, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo cho đội ngũ làm công tác tôn giáo các cấp.

Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đồng thời, thường xuyên tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp, các ngành, các địa phương nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chức sắc và tín đồ các tôn giáo chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng tôn giáo.

Thứ năm, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo để rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn về công tác tôn giáo, làm cơ sở cho việc tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp đối với các tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới; kết hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo. Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thu hút mọi người dân phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Xin cám ơn ông!

Hào Vũ(thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy

Ngày 26/4, UBND TX. Hương Thủy tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo trên địa bàn. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò lai sinh sản” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy

TIN MỚI

Return to top