ClockThứ Tư, 16/10/2024 16:53

25 năm đồng hành cùng A So: “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”

TTH - Gần 25 năm kiên trì gắn bó với vùng biên giới A So, huyện A Lưới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92 - Quân khu 4 không chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà còn góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây.

Tiếng cười ở lớp học bơi A SoBàn giao 9,35 ha đất đã qua xử lý dioxin ở sân bay A SoHồi sinh cho vùng "rốn da cam" sân bay A So

Đoàn KT-QP 92 huy động thanh niên tình nguyện giúp bà con thu hoạch lúa hè thu trước mùa mưa bão. Ảnh: Hoàng Trung 

Vào tháng 5 năm 1999, Đoàn KT-QP 92 được thành lập từ Trung đoàn 92, Sư đoàn 337 (Quân khu 4) với nhiệm vụ đầy thách thức là khai hoang và xây dựng Khu KT–QP A So trên địa bàn các xã A Roàng, Lâm Đớt, Hương Phong và Đông Sơn. Khi ấy, những người lính đầu tiên đặt chân đến vùng đất này đối diện với muôn vàn khó khăn. Một trong những trở ngại lớn nhất mà các cán bộ, chiến sĩ phải đối mặt là nguồn nước bị nhiễm chất độc dioxin do ảnh hưởng của chiến tranh. Không thể sử dụng nước ngầm, cả quân và dân phải vượt nhiều cây số mỗi ngày để lấy nước từ các con suối nhỏ trong rừng.

Nhớ lại những ngày đầu tiên đến vùng đất A So, Đại úy, quân nhân chuyên nghiệp Đặng Văn Quyền chia sẻ: Khi đó, vùng này chưa có điện, đường giao thông hầu như chỉ là lối mòn. Chúng tôi cùng bà con phải đi bộ hàng cây số để lấy nước từ các con suối về phục vụ sinh hoạt. “Để tiếp cận và thấu hiểu người dân, chúng tôi đã áp dụng phương châm “3 bám, 4 cùng, 6 xóa” – tức là bám dân, bám bản, bám đối tượng; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào; và xóa đói cái ăn, xóa thiếu cái mặc, xóa mù chữ, xóa mù thông tin, xóa bệnh tật, xóa thiếu nước sạch”, anh Quyền nói.

25 năm qua, Đoàn KT-QP 92 không ngừng nỗ lực giúp bà con cải thiện cuộc sống. Từ những công việc nhỏ như làm chuồng trại chăn nuôi, xây nhà vệ sinh, hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đến cải thiện thói quen sinh hoạt và tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình…

Không chỉ giúp bà con cải thiện điều kiện sống, Đoàn KT-QP 92 còn triển khai nhiều mô hình cộng đồng hiệu quả, góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Các mô hình như “Đưa pháp luật đến với đồng bào bằng 2 thứ tiếng”, “Bánh chưng xanh vì người nghèo”, “Bánh mỳ 0 đồng”, “Chi bộ, đảng viên kết nghĩa giúp đỡ hộ nghèo”, “Bộ đội Đoàn 92 gắn với dân bản”, “Lớp dạy bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em” hay “Đường điện thắp sáng bản làng” đã mang lại những kết quả tích cực. Nhờ vào những mô hình này, đồng bào không chỉ được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu mà còn được giáo dục về pháp luật, văn hóa, y tế.

Bệnh xá Quân dân y của Đoàn KT-QP 92 đã trở thành một địa chỉ tin cậy của người dân trong việc khám, chữa bệnh. Mỗi năm, bệnh xá tổ chức thăm khám và điều trị cho gần 3.000 lượt người, giúp đồng bào vượt qua nhiều khó khăn về sức khỏe.

Với những gì đã đạt được, A So hôm nay không còn là một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu. Nơi đây đã trở thành một vùng đất phát triển, với cơ sở hạ tầng hiện đại, người dân ngày càng nâng cao nhận thức và đời sống được cải thiện rõ rệt.

Nhìn lại chặng đường 25 năm, Đại úy Quyền chia sẻ: Chúng tôi tự hào về những gì đã làm được ở A So. Tất cả những khó khăn, gian khổ mà chúng tôi trải qua đều đã được đền đáp bằng sự thay đổi của vùng đất này và niềm vui của bà con.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới tự hào khi nói về sự phát triển của khu vực này: Trước đây, A So là vùng đặc biệt khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của Đoàn KT-QP 92, bây giờ 100% hộ dân đã có điện, nước sạch, và không còn hộ đói; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, con em trong độ tuổi đều được đến trường. "Việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học, trạm y tế đã giúp đời sống của bà con các DTTS trong vùng thay đổi rõ rệt. Sự có mặt của Đoàn KT-QP 92 đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo nền tảng để huyện A Lưới thoát nghèo vào năm 2024”, ông Hải chia sẻ.

Nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, cùng với sự đóng góp của các cấp, ngành và đặc biệt là cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện của Đoàn KT-QP A So, vùng đất này đã thực sự “hồi sinh”. Đến nay, 4 xã trong khu vực dự án đã cơ bản không còn nhà tạm bợ; 100% hộ gia đình được tiếp cận điện lưới, nước sạch; không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, và tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. Cơ sở hạ tầng như đường liên thôn, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế đã được nâng cấp, xây mới. Tỷ lệ hộ nghèo tại 4 xã vùng dự án giảm rõ rệt, an ninh chính trị và trật tự xã hội được đảm bảo...

Những thành quả này không chỉ đến từ nỗ lực của Đoàn KT-QP 92 mà còn từ sự gắn bó, tin tưởng giữa quân và dân. “Họ không chỉ là những người lính, mà còn là những người bạn, người thầy của chúng tôi”, một người dân trong vùng bộc bạch.

Thái Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bào các tôn giáo luôn đồng hành cùng đất nước

Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống quý báu của mỗi người Việt Nam trong hai tiếng đồng bào. Nhiệm kỳ 2019 - 2024, cùng với nhân dân cả nước, đồng bào các tôn giáo đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, luôn đồng hành cùng dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, thách thức; tích cực triển khai các chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh, động lực đột phá nhằm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Đồng bào các tôn giáo luôn đồng hành cùng đất nước
Giáo dục Huế cần có sự đồng hành của các doanh nghiệp

Huế là địa phương có truyền thống trọng giáo dục, nhưng thu hút đầu tư tư nhân vào giáo dục còn chậm. Tổ hợp giáo dục FPT bắt đầu hoạt động vào năm 2025 hứa hẹn cung cấp cho địa phương nguồn nhân lực chất lượng cao, khỏa lấp cơn khát kỹ sư công nghệ.

Giáo dục Huế cần có sự đồng hành của các doanh nghiệp
Đồng hành xây dựng hình ảnh chợ Đông Ba

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Hội Cựu chiến binh Ban Quản lý (CCB BQL) chợ Đông Ba thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng...

Đồng hành xây dựng hình ảnh chợ Đông Ba
Doanh nghiệp du lịch đồng hành giảm rác thải nhựa

Giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) là xu hướng cần thiết để phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Ngành du lịch đang gắn kết vai trò của doanh nghiệp (DN) trong việc cùng phối hợp triển khai thực hiện các can thiệp nhằm giảm thiểu lượng nhựa phát sinh trong kinh doanh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch đồng hành giảm rác thải nhựa
Return to top