ClockThứ Ba, 24/10/2023 16:52

Bàn giao 9,35 ha đất đã qua xử lý dioxin ở sân bay A So

TTH.VN - Sau 3 năm xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So (huyện A Lưới), ngày 24/10, Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng tổ chức công bố hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chất độc dioxin.

Hồi sinh cho vùng "rốn da cam" sân bay A SoĐẩy nhanh tiến độ dự án xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay A So Nỗ lực xử lý đất tồn dư dioxin tại sân bay A SoTương lai cho vùng đất “mới”Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin ở A Lưới

Ký kết bàn giao đất sạch cho địa phương 

Tham dự có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Đại biểu Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; đại diện các tổ chức quốc tế: Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Vương quốc Bỉ…

Di chứng chất độc da cam sau chiến tranh đã ảnh hưởng nhiều gia đình ở xã Đông Sơn, huyện A Lưới. Toàn xã hiện có 49 người được hưởng trợ cấp nhiễm chất độc da cam và còn nhiều người bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các đơn vị tặng 200 suất quà cho đối tượng chính sách, nạn nhân chất độc da cam 

Nhằm tiến hành các biện pháp tẩy độc đất nhiễm dioxin giúp bà con nhân dân ổn định cuộc sống, tháng 3/2020, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt dự án: “Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” và giao trực tiếp cho Binh chủng Hóa học chủ trì thực hiện dự án.

Sau 3 năm thi công, đến nay, công trình đã hoàn thành với khối lượng xử lý đất nhiễm dioxin là trên 38.700 m3 đất nhiễm; trong đó xử lý sinh học: 6.500m3, xử lý chôn lấp cô lập: 32.218 m3, tổng diện tích: 9,35 ha.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định, kết quả dự án đã chứng minh tính hiệu quả và ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực: môi trường, kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng, đối ngoại...

Qua đó, thể hiện cam kết và sự hợp tác hiệu quả của Chính phủ Hoa Kỳ về xử lý hậu qủa chất độc da cam sau chiến tranh ở Việt Nam, đáp ứng sự mong mỏi của Nhân dân Việt Nam về một môi trường sống không còn bị ô nhiễm chất độc hóa học dioxin.

Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác thực hiện công tác quan trắc môi trường lâu dài sau dự án; bảo đảm duy trì môi trường trong sạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin, ảnh: NGUYÊN TÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

TIN MỚI

Return to top