ClockThứ Hai, 16/10/2023 06:57

“Mệnh lệnh trái tim” trong thời bình

TTH - Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh xác định nhiệm vụ phòng thủ dân sự (PTDS) - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), bảo vệ tính mạng, tài sản Nhân dân là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, là mệnh lệnh từ trái tim...

Mệnh lệnh từ trái tim

Kịp thời lợp lại mái nhà sau bão, giúp dân sớm ổn định cuộc sống

Trên hai tuyến biên giới, trong những mùa mưa bão, thiên tai, BĐBP là lực lượng nòng cốt, chủ công, luôn sẵn sàng có mặt kịp thời giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân, đã trở thành hình ảnh thân thuộc. Đó là những hình ảnh đẹp, giúp đưa người già, trẻ nhỏ đến nơi đảm bảo an toàn; giúp chằng chống nhà cửa, trường học trước bão, sửa chữa, khắc phục thiệt hại sau thiên tai để người dân được sớm ổn định cuộc sống; đặc biệt cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo tính mạng, tài sản cho ngư dân đang gặp nạn, trong lằn ranh sinh tử trên biển.

Từ năm 2022 đến nay, BĐBP tỉnh đã điều động gần 1.400 lượt cán bộ, chiến sĩ (CBCS) cùng các phương tiện xuồng, ô tô, phối hợp chính quyền địa phương chằng chống giúp dân ở vùng xung yếu; phối hợp di dời tại chỗ gần 500 hộ/hơn 2.000 nhân khẩu đến nhà kiên cố; gần 1.700 hộ/gần 5.600 khẩu đến khu vực tập trung; chằng chống gần 200 nhà, kê kích tài sản cho hơn 200 hộ; chằng buộc 12 trường học trên hai tuyến biên phòng; sửa chữa gần 200 ngôi nhà bị ảnh hưởng.

Riêng ở khu vực biển, BĐBP tỉnh đã kêu gọi hơn 1.500 lượt phương tiện/gần 14 nghìn lượt lao động vào bờ trú ẩn. Đặc biệt, cứu nạn thành công nhiều tàu và những lao động đang làm việc trên tàu. Trong đó, điển hình là vụ cứu nạn tàu CHINA BOARD1, quốc tịch Panama, trọng tải 4914,5 DWT, trên tàu có 14 thuyền viên; cứu nạn tàu TTH 96365 TS, cứu sống 9 ngư dân Thừa Thiên Huế, đưa vào bờ an toàn…

Hoạt động cứu hộ, cứu nạn, giúp dân vượt qua thiên tai, bão lũ; làm điểm tựa, kịp thời giúp đỡ Nhân dân khi bị nạn trên biển đã xây dựng hình ảnh đẹp về người lính biên phòng, tạo niềm tin vững chắc trong lòng dân; giúp bà con yên tâm vươn khơi bám biển, khẳng định và bảo vệ ngư trường truyền thống, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Theo Trung tá Trần Minh Toàn, Phó Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh, để làm được điều đó, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị chủ động triển khai nhiều biện pháp hiệu quả. Hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy PTDS - PCTT& TKCN của đơn vị thường xuyên được củng cố, kiện toàn và kịp thời điều chỉnh, bổ sung đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác chỉ huy, chỉ đạo và triển khai thục hiện nhiệm vụ, sát với diễn biến tình hình điều kiện thực tế ở khu vực, địa bàn biên giới, trên biển.

Công tác tham mưu, phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị đứng chân trên địa bàn với chính quyền địa phương các cấp và các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN được duy trì thường xuyên, có nề nếp; tích cực phối hợp tổ chức và tham gia phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai với tình hình khẩn trương, kịp thời, hiệu quả.

Ngay từ đầu năm, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chủ động xây dựng các kế hoạch PTDS - PCTT& TKCN; chuẩn bị, tổ chức lực lượng, phương tiện phối hợp ứng phó với các cơn bão và mưa lũ trên địa bàn; ban hành các văn bản, công điện chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ và triển khai các biện pháp ứng phó với các tình huống thiên tai, tai nạn, cháy nổ, không để bị động, bất ngờ.

Khi có tình huống, Bộ Chỉ huy thành lập Sở Chỉ huy tiền phương để trực tiếp chỉ đạo tổ chức lực lượng, phương tiện phối hợp triển khai thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho Nhà nước và Nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Chính trị phối hợp với các đơn vị đồn biên phòng địa phương và lực lượng chức năng, tuyên truyền luật PCTT, kỹ năng kiến thức về PCTT, đuối nước cho quần chúng nhân dân và học sinh. Năm 2022 đến nay đã tuyên truyền được hơn 40 buổi/hơn 3.500 người nghe. Tại các buổi tuyên truyền, BĐBP phối hợp cấp phát gần 700 phao áo và phao tròn cho Nhân dân địa bàn biên giới, vùng biển đảo. 71 tổ tàu thuyền đoàn kết/2062 phương tiện/11.350 lao động được duy trì, củng cố, xây dựng có hiệu quả, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong sản xuất và hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

“CBCS trong lực lượng BĐBP tỉnh thường xuyên được giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ PTDS - PCTT&TKCN; xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của quân đội nói chung và BĐBP nói riêng; thể hiện vai trò chức năng nhiệm vụ của quân đội trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân. CBCS có bản lĩnh, ý chí, được trang bị kiến thức, huấn luyện thành thạo các kỹ năng xử lý tình huống cứu hộ, cứu nạn an toàn. Nhờ vậy đã xây dựng được sức mạnh, bất luận tình hình nào, khi có lệnh, luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ Nhân dân trên hai tuyến biên giới, đặc biệt kịp thời cứu giúp Nhân dân khi có biến cố hoặc gặp nạn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” - Trung tá Trần Minh Toàn chia sẻ.

Hiện đang vào mùa mưa bão, BĐBP tỉnh và các đơn vị trên hai tuyến biên giới tiếp tục chủ động các phương án, kịch bản; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các vùng trọng điểm để sẵn sàng triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Từ năm 2022 đến nay, hàng chục tập thể, cá nhân đã được Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh, Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh…, tặng bằng khen, giấy khen.
Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8: Trái tim của huyện đảo Trường Sa

Rất nhiều người Việt Nam yêu và thuộc bài hát “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Huỳnh Phước Long. Bài hát có những câu khi hát lên thật bồi hồi, xúc động “Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…”. Là người Việt Nam, ai cũng có ao ước được một lần đặt chân lên đảo Trường Sa, chúng tôi thật may mắn cùng Đoàn công tác số 5 đặt chân lên đảo.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8 Trái tim của huyện đảo Trường Sa
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1: Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc

Đầu tháng 4/2024, Báo Thừa Thiên Huế có dịp cùng đoàn công tác đến với Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Giữa trùng khơi sóng vỗ, giữa tất bật cuộc lữ hành và cùng đoàn công tác thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đảo xa, những dòng ghi chép nóng hổi của Báo đã kịp gửi về đất liền.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1 Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc
“Trái tim xanh” sẻ chia giọt máu hồng

Phong trào hiến máu tình nguyện được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế xây dựng, phát triển bền vững, lan tỏa sâu rộng với những mô hình, cách làm thiết thực và hiệu quả.

“Trái tim xanh” sẻ chia giọt máu hồng
Return to top