ClockThứ Sáu, 10/03/2023 06:00

Yêu thương là động lực

TTH - Lễ ra quân huấn luyện của Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động (HLCĐ), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh sáng 1/3 nghiêm trang và “đầy ắp” khí thế thi đua sôi nổi. 100 chiến sĩ mới (CSM) rắn rỏi, chững chạc, tự tin hòa trong đội hình cùng đồng đội lớp trước, như một lời khẳng định đã trở thành những người lính “chung câu quân hành”.

Thắm tình quân - dân biên giớiTiếp tục phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền toàn diện các hoạt động của bộ đội biên phòng tỉnh

leftcenterrightdel

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới trong lễ ra quân huấn luyện sáng 1/3

Trong ánh mắt Thiếu tá Lê Anh Tuấn, Chính trị viên và Thiếu tá Nguyễn Tuấn Tài, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn HLCĐ cùng nhiều sĩ quan đơn vị, đong đầy niềm vui, xúc động, tự hào. Cách đây một tháng, đơn vị đón nhận 100 CSM đến học tập, huấn luyện. Những thanh niên từ cuộc sống đời thường, ngày đầu bước chân vào quân ngũ, nhiều háo hức, nhưng cũng không ít phần bỡ ngỡ, lo lắng. “Rất nhiều thanh niên, lúc ở nhà được cha mẹ phục vụ “đến tận chân răng”, từ bữa ăn, giấc ngủ, thậm chí áo quần cũng chưa từng một lần tự giặt. Thức khuya, dậy muộn, không giờ giấc, khuôn khổ. Bước vào môi trường quân đội, CSM phải tuân thủ nghiêm kỷ luật kể cả trong cuộc sống, sinh hoạt hay trong học tập, huấn luyện. Vậy nên, bỡ ngỡ, lo lắng là không tránh khỏi. Nhiều CSM khóc vì nhớ nhà, nhớ người thân. Thiếu tá Lê Anh Tuấn nói rằng, các cấp chỉ huy trong đơn vị thực sự “vào vai” người thầy, người chú, người anh với tất cả trách nhiệm, yêu thương, sự cảm thông, để đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, uốn nắn, rèn luyện từng CSM.

Tôi nhớ lần đến Tiểu đoàn HLCĐ trong một ngày se lạnh, nhưng lúc đó trên thao trường lại “nóng” bởi những gương mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi, vì tập trung cao độ. CSM đang tập động tác đứng nghiêm (động tác cơ bản nhất của điều lệnh), đội hình khối, để có thể đứng nghiêm trong đội hình liên tục đến 1 tiếng hoặc tiếng rưỡi đồng hồ. Thời gian mỗi lần tập tăng dần từ thấp đến cao. Bắt đầu từ 20- 30 phút. Đối với những CSM, điều đó không hề đơn giản.

“Lưu ý, tay không được cử động. Người không được nhúc nhích. Mắt nhìn thẳng. Đầu không nghiêng ngả. Hãy thả lỏng, đứng không gồng, nếu gồng sẽ ngã đấy”. Nhắc nhở và sửa tay, vai cho từng chiến sĩ, các tiểu đội trưởng - những sĩ quan trực tiếp huấn luyện liên tục động viên, khích lệ: “Các đồng chí hãy cố gắng, rèn luyện bằng ý chí của mình. Tôi biết bây giờ các đồng chí đang rất muốn nghỉ, nhưng hãy đấu tranh với bản thân, để vượt qua. Hãy nhìn về phía trước”...

Tiếng cười của CSM trong giờ giải lao khiến thao trường “nhẹ nhõm”. Mai Anh Khoa, Lê Tuấn Vũ, Thái Công Chí và nhiều chiến sĩ mới “khoe” với nhau, đã chiến thắng được cái mệt, cái khó, thực hiện bài rèn luyện một cách nhuần nhuyễn hơn nhiều. “Đứng trong đội hình, tập động tác nghiêm, nhìn thẳng về phía trước doanh trại, “gặp” dòng chữ “Vì chủ quyền an ninh biên giới”. Đồng thời, truyền thống hào hùng, bề dày hy sinh, cống hiến của lực lượng BĐBP đang được phát trên hệ thống loa phát thanh đơn vị, khiến  chúng tôi - những CSM tự nhủ phải cố gắng” - Chiến sĩ Mai Anh Khoa trải lòng.

Nỗ lực của CSM “tiếp nối” ngay sau buổi tập, thể hiện trong việc chia thành từng tốp, theo các tiểu đội trưởng hăng hái vào rừng lấy củi, trộn vữa xây dựng các công trình trong đơn vị, ra vườn tăng gia sản xuất. Việc nào cũng khá thành thạo. Đặc biệt, trên gương mặt các CSM luôn có những nụ cười. “Chứng kiến sự tự tin, chủ động, trưởng thành từng ngày của các CSM, chúng tôi thực sự rất mừng. Đó không chỉ là “nền móng” tốt cho mùa huấn luyện đạt hiệu quả cao, mà còn là hành trang giúp chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ và trong cuộc sống sau này” - Thiếu tá Nguyễn Tuấn Tài chia sẻ.

Hôm đó, sau bữa cơm chiều và thời gian nghỉ ngơi, đúng 19 giờ, CSM nhanh chóng có mặt tại hội trường đơn vị để sinh hoạt đại đội. Bắt đầu buổi sinh hoạt, Trung úy Tráng Seo Anh, Chính trị viên Đại đội huấn luyện đọc bài báo viết về CSM Phạm Anh Kiệt, là tấm gương vượt khó, có nhiều đóng góp cùng đơn vị trong thời gian qua. Tràng vỗ tay giòn giã cùng những ánh mắt khâm phục dành cho người đồng đội bên cạnh mình. Nhiều tràng vỗ tay phấn khởi tiếp tục vang lên, khi những hình ảnh làm quen với cuộc sống trong quân ngũ, những cố gắng, rèn luyện của CSM thông qua các bài học hiệu lệnh kẻng, còi, nội vụ vệ sinh, luyện tập thể lực, kỹ năng sống, các kỹ năng sinh tồn trong thực hiện nhiệm vụ tuần tra, thực hành tăng gia sản xuất…, được trình chiếu lại.

Nhiều CSM xúc động bày tỏ, khi được xem lại các hình ảnh này, các bạn rất phấn khởi, xúc động, vì bên cạnh những nỗ lực của chính bản thân mình, là sự đồng hành, tận tâm, tình cảm yêu thương của các cấp chỉ huy trong đơn vị. Nhờ sự tân tâm, kiên nhẫn “cầm tay chỉ việc”, rèn luyện mà bây giờ CSM đã gấp được chăn “vuông chằn chặn”, đã làm được những việc “đời thường” mà ở nhà chưa bao giờ làm, đã vơi đi nỗi nhớ nhà, hòa nhập, bắt nhịp với cuộc sống quân ngũ, chuẩn bị bước vào huấn luyện để trở thành người chiến sĩ thực thụ.

Trung úy Bùi Ngọc Luân, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 10 nở nụ cười khi nói rằng, thời gian qua luôn bên cạnh, hướng dẫn, rèn luyện cho 9 đứa em bằng tấm lòng, trách nhiệm của một người anh cả. Các cấp chỉ huy dành tất cả trách nhiệm và sự quan tâm, để CSM lấy tình yêu thương đó làm động lực phấn đấu, rèn luyện, huấn luyện. “Hôm mới chân ướt chân ráo vào đơn vị, chúng tôi được Đại tá Phạm Tùng Lâm, Chính ủy BĐBP tỉnh, Thiếu tá Cao Chí Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị đích thân ân cần thăm hỏi về nơi ăn chốn ở, tâm tư nguyện vọng. Chúng tôi rất xúc động, thầm hứa cố gắng hết sức để thực hiện huấn luyện đạt hiệu quả, trở thành người lính biên phòng thực thụ” - CSM Phạm Anh Kiệt chia sẻ.   

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gom góp yêu thương, gửi về quê hương

Dù ở xa nhưng trái tim kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, nhất là khi đồng bào mình đang chịu nhiều mất mát đau thương vì bão lũ. Mỗi người một tay, họ đã nỗ lực quyên góp kinh phí, huy động thuốc men cùng nhu yếu phẩm hướng về miền Bắc thân yêu…

Gom góp yêu thương, gửi về quê hương
Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô

Lần thứ 7 tổ chức, Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Cố đô (2018 - 2023) tiếp tục thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ (VNS) xứ Huế. Theo kết quả cuối cùng của Hội đồng chung khảo, Giải thưởng VHNT Cố đô lần này có 57 giải dành cho 57 tác giả, nhóm tác giả (7 giải A, 18 giải B, 32 giải C).

Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe
Động lực cho người hoàn lương

Với mong muốn giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù sớm tái hòa nhập cộng đồng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thị xã Hương Trà đã đẩy mạnh công tác phối hợp, tiếp cận hỗ trợ nguồn vốn vay giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống.

Động lực cho người hoàn lương
Động lực từ dịch vụ, du lịch

Khu vực dịch vụ, du lịch đang trở thành điểm sáng của nền kinh tế khi đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, nhờ nhu cầu nội địa tăng và khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên Huế tận dụng các cơ hội để hút khách, góp thêm những chỉ số tăng trưởng.

Động lực từ dịch vụ, du lịch
Return to top