ClockThứ Ba, 31/03/2020 08:28

An sinh xã hội là chuyện lớn ở nước ta

TTH - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói như thế khi tình trạng nghỉ việc không lương, nghỉ việc dài hạn, thất nghiệp… ngày càng nhiều hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ưu tiên phòng chống dịch gắn với phát triển kinh tế và an sinh xã hộiGắn phòng chống dịch với đảm bảo an sinh xã hội

Theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số người thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tháng 2 hơn 47.000 người, tăng 59,2% so với tháng 1 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Thừa Thiên Huế, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm, quý I, toàn tỉnh có 1.162  lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (tăng 30% so với cùng kỳ năm trước). Thời kỳ đầu mới xảy ra dịch bệnh, lĩnh vực bị ảnh hưởng hẹp hơn, chủ yếu tập trung ở những người lao động hợp đồng trong lĩnh vực giáo dục, du lịch, nhân viên bán hàng…

Nay khi dịch bùng phát trên diện rộng, gần như tất cả các lĩnh vực, ngành nghề đều bị ảnh hưởng. Thế nên, người thất nghiệp, nghỉ dài hạn, không lương được dự báo sẽ nhiều hơn trong thời gian tới, ít nhất là trước khi dịch bệnh được khống chế, dập tắt.

Vấn đề đặt ra là, khi người lao động mất việc sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng khác đến đời sống, an sinh, tình hình an ninh trật tự…

Nhìn thấy trước nguy cơ này, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp quan trọng đã được triển khai và kỳ vọng đạt hiệu quả cao là đẩy mạnh giải ngân vốn cho đầu tư công và giảm thuế, phí cho doanh nghiệp.

Hiện, nguồn vốn đầu tư công của cả nước còn lại trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020 khoảng 700.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua và sẵn sàng giải ngân. Nguồn vốn này giải ngân, phần nào thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế khi nhiều công trình, dự án trọng điểm Quốc gia được khởi công, đẩy nhanh tiến độ.

Tinh thần này cũng đã được Thừa Thiên Huế triển khai tốt khi đi cùng với các biện pháp quyết liệt để chống dịch, công tác chỉ đạo để giải ngân vốn đầu tư công, đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm, như: Nhà ga hành khách T2 thuộc Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, di dời, giải tỏa cư dân Khu vực I Kinh thành Huế, hạ tầng Khu dân cư Hương Sơ… đang được quan tâm chỉ đạo thực hiện để đảm bảo tiến độ.

Cùng với đó, các ngân hàng trên địa bàn đã bắt đầu triển khai tái cơ cấu các khoản nợ, giãn nợ, gia hạn nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, đồng thời hạ lãi suất huy động, lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh…

Có thể thấy, nhiệm vụ chống giặc COVID-19 là quan trọng nhất lúc này, nhất là "thời điểm vàng" 15 ngày không ra đường để khống chế dịch. Song để đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ, tỉnh cũng đang triển khai các giải pháp cần thiết cả vĩ mô lẫn vi mô-đó cũng là nhiệm vụ quan trọng khác để người dân an tâm cùng chính quyền chống dịch.

Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

Sáng 10/12, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Văn Tuấn điều hành kỳ họp. Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Kỳ họp diễn ra từ 10-11/12.

Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng
Return to top