ClockThứ Tư, 10/08/2022 19:36

A Lưới họp bàn kế hoạch xóa 2.325 nhà tạm

TTH.VN - Chiều 10/8, Thường trực Huyện ủy A Lưới đã tổ chức họp bàn kế hoạch xóa nhà tạm trên địa bàn huyện.

Những căn nhà ấm áp cho hộ nghèoTạo việc làm, xóa nhà tạm để người dân thoát nghèo bền vữngKhai trương điểm du lịch sinh thái Thượng nguồn Ô Lâu và xoá nhà tạm cho 13 hộKhen thưởng 2 tập thể trong vụ triệt xóa tụ điểm ma túy tại nhà nghỉ Phượng Hồng

Tại hội nghị

Theo số liệu điều tra ban đầu, toàn huyện có 2.338 nhà tranh tre, nhà tạm và 3.045 nhà thiếu diện tích, tổng số 2 loại là 5.383 nhà. Sau khi có chỉ đạo của BCĐ giảm nghèo tỉnh, huyện đã tiến hành xây dựng phương án thoát nghèo và chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát số hộ thiếu nhà còn lại là 2.325 hộ và 1.634 hộ nhà thiếu diện tích, tổng cả 2 loại là 3.959 nhà đề nghị hỗ trợ.

Để tập trung triển khai công tác xóa nhà tạm trên địa bàn, Thường trực Huyện ủy đã ra chủ trương phân công và giao chỉ tiêu cho các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện trực tiếp tham gia hỗ trợ, giúp đỡ xóa nhà tạm trên địa bàn, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia giúp đỡ, ủng hộ xóa nhà tạm.

Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025 và chỉ đạo công tác xóa nhà tạm tại các xã, thị trấn.

Đặc biệt, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, kêu gọi của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã trao 200 ngôi nhà nhân ái (trị giá 10 tỷ đồng) đến hộ nghèo miền núi A Lưới.

Tuy nhiên, qua rà soát, toàn huyện vẫn còn 2.325 nhà tạm, do đó để hoàn thành công tác xóa nhà tạm trên địa bàn đến năm 2025, huyện A Lưới phải xây dựng kế hoạch một cách bài bản, cụ thể, có lộ trình hợp lý và quản lý chặt chẽ nguồn quỹ hỗ trợ.

Tiếp tục tăng cường kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm, kết hợp với bố trí nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm của cấp trên, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025 đã đề ra.

Tin, ảnh: Nguyên Định

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐA DẠNG SINH HỌC LIÊN HỢP QUỐC COP16:
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu

Theo tin từ AFP, Hội nghị các bên lần thứ 16 (COP16) của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (CBD) vừa chính thức khai mạc hôm qua (21/10) tại thành phố Cali (Colombia), nơi chính quyền đang trong tình trạng báo động cao sau những lời đe dọa từ một nhóm vũ trang.

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu
San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

TIN MỚI

Return to top