ClockThứ Tư, 03/03/2021 08:48

Âm ỉ tình trạng xâm hại trẻ em

TTH - Theo thông tin từ Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có 44 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục (12 em bị hiếp dâm, 14 em bị dâm ô và 18 em bị giao cấu). Đây là con số đáng báo động, cho thấy tình trạng trẻ em bị xâm hại vẫn diễn ra.

Phòng chống xâm hại tình dục trẻ emPhòng chống bạo lực và xâm hại trẻ emChăm sóc tử tế, toàn diện cho trẻ em

Trẻ em bày tỏ chính kiến tại diễn đàn "Lắng nghe trẻ em nói". Ảnh: ĐÌnh Chiến

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là xâm hại tình dục đối với người từ 13 đến dưới 16 tuổi xảy ra tại một số địa phương mà nguyên nhân phần lớn là do sự buông lỏng quản lý của gia đình khiến các em bị đối tượng xấu dụ dỗ, lợi dụng xâm hại.

Điển hình vào tháng 4/2019, đối tượng TĐM. (trú xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc) đến nhà anh T. (ở cùng xã) để nhậu. Sau khi nhậu say, M. rủ rê cháu P. (lúc đó 15 tuổi, con gái anh T.), chở cháu bé đến tuyến đường vắng ở khu tái định cư trong xã làm chuyện đồi bại và bị Công an huyện Phú Lộc bắt giữ.

Trên thực tế, nhiều gia đình do bố mẹ mải mê kiếm sống hoặc nhận thức xã hội còn hạn chế, đã không quan tâm chăm sóc con cái, để các em ở nhà một mình, thậm chí có em phải lao động sớm để kiếm sống. Từ đó, các em có nguy cơ cao do không nhận được sự bảo vệ từ gia đình.

Khi bị xâm hại, nhiều em nhỏ thường rơi vào trạng thái không ổn định tâm lý, tinh thần khủng hoảng trầm trọng. Thậm chí, nếu không được động viên, chăm sóc tốt sẽ rất đáng lo ngại. Ám ảnh về tai nạn xảy ra có thể bám theo suốt đời, đầu độc cuộc sống của trẻ. Ý nghĩ con người mình kính yêu, tin tưởng bỗng trở thành kẻ làm hại mình khiến nhiều trẻ mất niềm tin.

Theo các tư vấn viên, để tránh những sự việc đau lòng do tội phạm xâm hại tình dục gây nên, phụ huynh cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Hơn nữa, khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em chính là đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao nhất.

Cha mẹ cũng cần phải trang bị cho con cái biết cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại. Cố gắng chia sẻ với con về giới tính, tình dục tuổi mới lớn. Tránh bạo lực khi con có sai phạm, phải nâng đỡ, tôn trọng ý kiến của con, phải biết kiềm chế khi gặp phản ứng trước những căng thẳng khó kiểm soát của con. Cha mẹ luôn cố lắng nghe con nói, hiểu ngôn ngữ của con theo nhóm tuổi, trẻ em càng nhỏ càng khó giải thích nỗi đau. Không chủ quan giao con còn nhỏ cho người khác.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế: Mỗi năm, trung bình có từ 3 – 5 trường hợp liên hệ với hội để xin tư vấn về vấn đề xâm hại trẻ em. Khi tiếp nhận thông tin, hội đã hỗ trợ tư vấn tâm lý, pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, đồng thời phối hợp với cơ quan điều tra thu thập chứng cứ để kịp thời xử lý, truy tố những đối tượng phạm tội.

Cũng theo bà Hòa, con số 44 trẻ em bị xâm hại tình dục được phát hiện vẫn chưa sát với thực tế. Nhiều vụ xâm hại tình dục xảy ra, gia đình biết nhưng vì các lý do khác nhau đã không tố giác tội phạm, hoặc tự giải quyết, thương lượng. Một số vụ việc chỉ đến khi hai bên không tự giải quyết được với nhau mới đưa ra chính quyền can thiệp dẫn đến việc thu thập chứng cứ rất khó khăn.

Một trong những giải pháp đẩy mạnh về xâm hại tình dục trẻ em, cần chú trọng hình thức tư vấn, tham vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại. Tập trung hoạt động truyền thông - giáo dục vào những phường, xã trọng điểm, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân nhằm xây dựng thiết chế gia đình bền vững.

ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top