ClockThứ Năm, 10/06/2021 06:50

Cán bộ dân vận phải thực sự gần dân, hiểu dân

TTH - Từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 940 mô hình, điển hình tiên tiến. Trong đó, lĩnh vực kinh tế có 230 mô hình; văn hóa, xã hội 353 mô hình; quốc phòng, an ninh 242 mô hình; xây dựng hệ thống chính trị 115 mô hình…

Trách nhiệm của đảng viên trong đóng góp ý kiến cho văn kiện đại hộiVì lợi ích chung

Cán bộ xã ở huyện Phú Vang tuyên truyền, vận động người dân xây dựng nông thôn mới (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Dân hiểu và đồng thuận, việc khó cũng thành dễ

Ông Pơ Loong Hồ, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Ta Rung, xã Hương Sơn (Nam Đông) là cá nhân tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về điển hình trong phong trào “Dân vận khéo” của tỉnh năm 2020.

Trong câu chuyện, ông Pơ Loong Hồ dẫn chứng nhiều việc làm hiệu quả nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân. Từ chuyện thành lập thôn Ta Rung, chuyện vận động dân làm đường bê tông đến xây dựng sân bóng chuyền, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn… việc nào cũng khó khăn, vất vả, nhưng khi người dân hiểu và đồng thuận thì việc khó cũng thành dễ.

“Việc gì dù nhỏ hay lớn, nhưng khi dân hiểu, dân đồng thuận thì họ rất ủng hộ. Vì vậy, người cán bộ, đảng viên, nhất là ở cơ sở, cán bộ làm công tác dân vận phải thực sự gần dân, hiểu dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ. Chính sự đồng lòng, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh lan tỏa đến với những dân khác trong thôn”, ông Pơ Loong Hồ chia sẻ.

Chi bộ thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu (Phú Vang) vinh dự là một trong những tập thể điển hình “Dân vận khéo”, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen. Có được kết quả đó là nhờ vai trò, trách nhiệm của các đảng viên trong chi bộ thôn luôn được phát huy. Họ chính là những “hạt nhân” đoàn kết trong các phong trào xây dựng nông thôn mới ở Mậu Tài.

Ông Trần Ngọc Hân, Bí thư Chi bộ thôn Mậu Tài phấn khởi: “Nhờ sự chung sức, chung lòng của người dân nên đến nay, 25/33 xóm ở thôn Mậu Tài đã có đường bê tông rộng 4 mét rất khang trang, sạch đẹp.

Khi làm đường, nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất, xây lại hàng rào để con đường được thẳng hơn, đẹp hơn. Đường xong đến đâu, hệ thống điện chiếu sáng được lắp đặt đến đó. Hiện, toàn bộ các tuyến đường, ngõ ngách trên địa bàn thôn Mậu Tài đều sáng điện khi đêm xuống. Tất cả đều do người dân đóng góp trên tinh thần đồng thuận, nhất trí cao”.

“Việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” đã huy động được nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc. Qua đó, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; thể hiện được sự năng động, sáng tạo trong công tác vận động Nhân dân của những cán bộ làm công tác dân vận trong hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Nguyễn Văn Đe, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Phú Vang cho biết.

Hướng về cơ sở

Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác dân vận thì nơi đó đảm bảo được sự đoàn kết thống nhất, có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong các phong trào. Mặt trận, các đoàn thể thực sự là mối liên kết để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong Nhân dân khi thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực để các đơn vị, địa phương vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Ở TX. Hương Trà có mô hình “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh bưởi, thanh trà” của Đảng ủy phường Hương Vân; “Nuôi gà, vịt bằng đệm lót sinh học” của Đảng bộ xã Hương Phong; “Trồng sen” của Đảng bộ phường Hương Chữ; “Trồng nấm” của Đoàn Thanh niên xã Hương Phong.

A Lưới có các mô hình “Trồng rừng kinh tế”; “Trồng chuối hàng hóa”; “Chăn nuôi bò, lợn thịt”; “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”.

TP. Huế có các mô hình “Vận động người nghiện ma túy điều trị”; “Tuần tra Nhân dân”; “Tổ thanh niên phòng, chống tội phạm”; “Liên kết vùng giáo thanh bình”…

“Kết quả của các mô hình “Dân vận khéo” thời gian qua cũng là minh chứng sinh động để thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở. “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Phong trào thi đua “Dân vân khéo” đã tác động tích cực, làm chuyển biến trong thực hiện công tác dân vận từ huyện đến cơ sở, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, thắt chặt mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân”, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Duy Cường nhận định.

Tuy còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, công tác dân vận tiếp tục được triển khai trên tinh thần “về cơ sở, gần gũi, mật thiết với Nhân dân”, những người làm công tác dân vận của Đảng từ tỉnh đến cơ sở lựa chọn, xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” xuất phát từ tình hình thực tế ở từng địa phương, đơn vị và lợi ích chính đáng của tập thể, quần chúng Nhân dân.

“Không chỉ khắc phục tình trạng nhận thức chưa sâu về tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở cấp ủy địa phương, đơn vị mà còn chú trọng hơn nữa công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, địa phương; tăng cường công tác vận động quần chúng thực chất, hiệu quả hơn trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Từ đó tạo sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài khẳng định.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh do PGS.TS Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thị ủy Hương Thủy về công tác cán bộ nữ.

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy
Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị, đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, cách làm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, bảo đảm phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Return to top