ClockThứ Sáu, 26/06/2020 06:45
Tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Trách nhiệm của đảng viên trong đóng góp ý kiến cho văn kiện đại hội

TTH - Việc lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội Đảng trước mỗi nhiệm kỳ là một trong những công việc quan trọng, cần thiết của cấp ủy các cấp. Cùng với việc lựa chọn bầu ra được cấp ủy có đủ tài, đức thì đóng góp ý kiến bằng trí tuệ, chất lượng về nội dung được đánh giá thành công hay không của một kỳ đại hội.

Bế mạc Hội nghị Trung ương 12Những đảng viên tiêu biểuUy tín là thước đo tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo

 Cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ đóng góp ý kiến liên quan đến dự thảo báo cáo chính trị và mở rộng TP. Huế. Ảnh: Anh Phong

1. Lịch sử chứng minh, trong 90 năm qua, Đảng ta đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng nhờ sự vận dụng chủ nghĩa Mác –Lênin, sự đóng góp bằng trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, Nhân dân tạo nên đường lối đúng đắn lãnh đạo đất nước. Quá trình lịch sử mặc dù từng thời điểm còn có những sai lầm, khuyết điểm nhưng Đảng ta đã sớm nhận thức và kịp thời khắc phục, đưa đất nước vượt qua chông gai, thử thách. Nhớ lại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã mở ra bước “đổi mới tư duy toàn diện, sâu sắc” trên tất cả các lĩnh vực. Bước chuyển mình từ sau Đại hội VI đã từng bước đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển đất nước cho đến hôm nay. Đó là một trong những ví dụ điển hình về sự đóng góp trí tuệ, đồng sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo nên sức mạnh cho Đảng. Chất lượng văn kiện của đại hội Đảng sẽ có giá trị sau khi đi vào cuộc sống. Nghị quyết phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, giải quyết được những yêu cầu đòi hỏi về nhiệm vụ lãnh đạo của mỗi cấp ủy Đảng. Muốn đạt được mục đích đó, đòi hỏi phải có sự đóng góp bằng tâm huyết,  thực chất, có trách nhiệm của mỗi đảng viên trong từng chi bộ từ cơ sở cho đến các cấp cấp cao hơn.

2. Thực tế cho thấy, chất lượng dự thảo báo cáo chính trị của nhiều cấp ủy chưa cao, chưa sát với yêu cầu thực tiễn và diễn biến của tình hình. Trong đánh giá kết quả còn nêu chung chung, chưa rõ ràng, né tránh khuyết điểm, có biểu hiện thiếu tính đấu tranh, xây dựng. Xác định phương hướng và các chỉ tiêu đề ra chưa bám sát chức năng, nhiệm vụ, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn.

Cấp trên khi duyệt đại hội nếu không làm nghiêm túc, dễ dàng cho thông qua, xem như chấp nhận nội dung thì sẽ rất khó đảm bảo chất lượng văn bản.

Về việc đưa ra cho đảng viên, quần chúng tham gia cũng là vấn đề đáng bàn và cần phải chấn chỉnh. Những nơi đảng viên đông thường mọi người có biểu hiện ỷ lại hoặc phó mặc cho cấp ủy, không nghiên cứu thấu đáo nội dung đánh giá và dự kiến định hướng. Các cuộc họp lấy ý kiến thời gian không được nhiều, không đủ cho mọi người góp ý, thảo luận... Phần nhiều số đảng viên trẻ, cán bộ mới ít tham gia góp ý, trừ khi chủ tọa chỉ định hoặc tham gia mang tính chiếu lệ. Tại đại hội, do thời gian có hạn,

các ý kiến tham luận thường được đăng ký hoặc phân công chuẩn bị trước nên ít khi có ý kiến tranh luận, phản biện, làm rõ những nội dung chính mang tính cốt lõi. Nhiều khi đại hội trở thành diễn đàn cho tập thể, cá nhân báo cáo thành tích. Những nơi làm hình thức kiểu này sẽ làm giảm tính chất, tầm quan trọng của một kỳ đại hội, cần phải được chấn chỉnh.

3. Trước yêu cầu đòi hỏi lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng thì cần phải nâng cao chất lượng lãnh đạo bằng đường lối đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển. Vấn đề đặt ra là phải đề cao trách nhiệm, phát huy tinh thần dân chủ của đảng viên trong việc tham gia đóng góp xây dựng văn kiện đại hội. Phải xem đây là sản phẩm của tập thể, của tầm cao trí tuệ, trên cơ sở bám sát thực tiễn, sáng tạo và không ngừng đổi mới.

Chỉ thị 35 - CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã yêu cầu: “Lãnh đạo tổ chức thảo luận kỹ lưỡng, sâu sắc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn”, “Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới sát với tình hình, có tính khả thi cao, tổ chức thực hiện hiệu quả”. Để thực hiện nghiêm túc yêu cầu đó đòi hỏi các cấp ủy Đảng phải chỉ đạo sát sao, có chiều sâu để mọi đảng viên có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia góp ý. Không vì lý do thời gian gấp rút mà làm qua loa, chiếu lệ, làm cho xong việc, xem nhẹ chất lượng. Phát huy trí tuệ, tầm nhìn đa chiều của đội ngũ đảng viên về đóng góp, thảo luận trong các hội nghị lấy ý kiến và cả trên diễn đàn đại hội. Cấp ủy cần chủ động định hướng nội dung, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau hoặc phương hướng chủ yếu giúp cho đảng viên có nhận thức, vận dụng tư duy sáng tạo, ý thức trách nhiệm  trong thảo luận, góp ý.

Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân. Đại hội Đảng là dịp phát huy quyền dân chủ cao nhất của đảng viên, quần chúng Nhân dân tham gia xây dựng những quyết sách lớn cho phát triển kinh tế, xã hội. Đó vừa là trách nhiệm, đồng thời là quyền và nghĩa vụ của mỗi đảng viên.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư

“Lý luận và thực tiễn trong nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư” là chủ đề của Hội thảo khoa học do TX. Hương Trà tổ chức diễn ra sáng 18/12. Hội thảo chỉ ra thực trạng, gợi mở các giải pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt, sức chiến đấu của chi bộ khu dân cư ở Đảng bộ TX. Hương Trà.

Hương Trà Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế, lựa chọn cán bộ “đúng, trúng”, trách nhiệm

Sáng 4/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế, lựa chọn cán bộ “đúng, trúng”, trách nhiệm
Return to top