ClockThứ Tư, 24/10/2018 14:29

Cho người khiếm thị vay gần 26 tỷ đồng làm kinh tế

TTH.VN - Sáng 24/10, Hội Người mù (HNM) tỉnh tổ chức lễ gặp mặt nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Tỉnh hội (28/10/1993 – 28/10/2018).

Lớp học không bảng đen, phấn trắngKhi người khiếm thị tiếp cận cuộc cách mạng 4.0

 

Tham quan trưng bày sản phẩm, việc làm của người mù tại lễ kỷ niệm

Tham dự buổi lễ có ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch HNM Việt Nam, đại diện ban thường vụ các tỉnh hội bạn và 120 đại biểu là cán bộ hội qua các thời kỳ.

Xác định công tác vay vốn quỹ quốc gia về việc làm là một trong những chương trình tạo việc làm phát triển kinh tế gia đình cho hội viên và gia đình có điều kiện vươn lên xóa đói giảm nghèo, thoát nghèo bền vững, tháng 11/1994, hội bắt đầu triển khai cho vay lần đầu với số tiền 50 triệu đồng cho 59 người vay. Đến nay, Tỉnh hội đã triển khai 386 dự án với doanh số cho vay 25,521 tỷ đồng cho 5.561 lượt hội viên vay, thu hút 7.548 lao động trong gia đình hội viên.

Theo nhu cầu dạy nghề - tạo việc làm của hội viên, Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp Trẻ em mù (thuộc HNM tỉnh) và các huyện hội đã tổ chức được 98 lớp dạy nghề cho 1.438 học viên là người mù, người khuyết tật với những nghề như: Xoa bóp – Phục hồi sức khỏe, sản xuất tăm nhọn, hương trầm, vi tính dành cho người mù, kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm…

Hội đã thành lập Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4, 5 hợp tác xã, 3 cơ sở sản xuất tạo việc làm cho hơn 290 lao động trong đó có 205 lao động là người mù. Ngoài các mặt hàng truyền thống, Công ty Niềm Tin đã xuất khẩu 21 container hàng mành tre đan sang công ty Ươm giống cây trồng lâm nghiệp Pháp tạo thêm việc làm cho hội viên và lao động tại các làng nghề. Doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên, cuối năm 2017 đạt 5,395 tỷ đồng.

Trao tặng bằng khen của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho 1 tập thể và 1 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển hội

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch HNM tỉnh, nhấn mạnh: “Để hoạt động hội tiếp tục phát triển, đời sống hội viên được nâng cao, Tỉnh hội sẽ phát triển thêm các cơ sở sản xuất dịch vụ, mở rộng các mặt hàng mới; hội viên trong độ tuổi lao động được vay vốn, được học nghề; phấn đấu doanh thu của các cơ sở sản xuất mỗi năm tăng từ 10% đến 15%; thu nhập của người lao động đạt mức lương tối thiểu trở lên”.

Dịp này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tặng bằng khen cho 1 tập thể, 1 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển hội; Trung ương HNM Việt Nam tặng kỷ niệm chương cho 22 cá nhân vì hạnh phúc người mù.

Tin, ảnh: Phước Ly

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Phát triển ngành nha khoa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Chiều 8/11, Trường đại học Y- Dược, Đại học Huế tổ chức toạ đàm kỷ niệm 25 năm đào tạo Răng Hàm Mặt, nhằm tôn vinh chặng đường phát triển và những đóng góp của Khoa trong sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Phát triển ngành nha khoa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cung chưa đến cầu

Với tổng kinh phí 23,5 tỷ đồng được tỉnh phân bổ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024, đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này trên địa bàn chưa tới 40%. Trong khi thực tế, rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đang rất cần và mong muốn được tiếp cận nguồn vốn này.

Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài Cung chưa đến cầu
“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách
25 năm đồng hành cùng A So: “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”

Gần 25 năm kiên trì gắn bó với vùng biên giới A So, huyện A Lưới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92 - Quân khu 4 không chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà còn góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây.

25 năm đồng hành cùng A So “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”
Return to top