ClockThứ Tư, 06/04/2022 15:29

Công đoàn phải đổi mới phương thức hoạt động, nắm chắc tình hình

TTH.VN - Ngày 6/4, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc với Thường trực, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các cấp công đoàn (CĐ) về tình hình thực hiện nhiệm vụ chăm lo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng tổ chức CĐ.

Tìm giải pháp phát triển đoàn viên công đoànCải thiện đời sống đoàn viênKý kết hỗ trợ phúc lợi cho đoàn viên, công nhân lao độngTrao 117 suất quà cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng dịch COVID -19

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài; Văn phòng Tỉnh ủy cùng một số ban, ngành cùng làm việc với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.

Cán bộ chuyên trách chưa đảm bảo

Tại buổi làm việc, ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện có 1.327 CĐCS, với hơn 77.344 đoàn viên CĐ/85.135 công nhân, viên chức, lao động. Trong năm 2021 và đến tháng 4/2022, LĐLĐ tỉnh chi 1,7 tỷ đồng hỗ trợ 1.717 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai năm 2020; chi hỗ trợ 5.416 đoàn viên, người lao động trong đợt bùng phát dịch COVID -19 lần thứ 4 với tổng kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng. Tính đến nay, có 261/316 doanh nghiệp có CĐCS ký thỏa ước lao động tập thể (đạt tỷ lệ 83,5%)…

Thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính của TP. Huế, đến nay, LĐLĐ TP. Huế đã sáp nhập 9 CĐCS phường thành 5 CĐCS; đồng thời, tiếp nhận thêm 78 CĐCS với 2.270 đoàn viên CĐ từ LĐLĐ các huyện, TX. Hương Thủy, TX. Hương Trà, huyện Phú Vang. Năm 2021, các cấp CĐ kết nạp được 4.910 đoàn viên, thành lập mới 27 CĐCS. Quý I/2022, các cấp CĐ kết nạp mới 550 đoàn viên/4.600 (đạt 11,95%) và thành lập mới 4 CĐCS/25 (đạt tỉ lệ 16%)...

Nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi tại buổi làm việc, cũng như thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua ở các cấp CĐ trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa huy động sự tham gia đông đảo của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động và tác động đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của các cấp CĐ. Số lượng cán bộ chuyên trách tại các cấp CĐ chưa đảm bảo, khó khăn cho công tác quản lý cán bộ. Cán bộ CĐCS kiêm nhiệm, chuyên môn nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CĐ.

“Mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp với người lao động vẫn còn xảy ra. Một số doanh nghiệp cố tình lơ là việc triển khai pháp luật lao động. Có tình trạng chủ doanh nghiệp coi thường người lao động”, bà Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch CĐ Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh nêu ý kiến.

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ

Bên cạnh ghi nhận những nỗ lực cố gắng của LĐLĐ tỉnh và các cấp CĐ trong thời gian qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo, LĐLĐ tỉnh và các cấp CĐ cần không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực hoạt, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và chủ doanh nghiệp. Muốn vậy, các cấp CĐ phải nắm chắc tình hình công nhân, người lao động; phải biết họ là ai, họ đang mong muốn gì và cần gì ở tổ chức CĐ.

LĐLĐ tỉnh tặng quà hỗ trợ lao động khó khăn 

Ông Lê Minh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thừa nhận, các cấp CĐ trực thuộc thời gian qua chưa thực sự làm tốt vai trò chức trách, nhiệm vụ của mình. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận để có sự điều chỉnh, khắc phục, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình; CĐ luôn là chỗ dựa vững chắc của đoàn viên CĐ và người lao động; xây dựng tổ chức CĐ thực sự vững mạnh.

Với mong muốn các cấp CĐ thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ của mình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ yêu cầu LĐLĐ tỉnh khẩn trương chỉ đạo các cấp CĐ sớm xây dựng cơ sở dữ liệu công nhân, người lao động trong toàn tỉnh để nắm chắc tình hình, nhất là kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Kinh nghiệm cho thấy, để nắm rõ hơn người lao động, tổ chức CĐ cần tăng cường đối thoại, gặp gỡ để hiểu doanh nghiệp và công nhân, người lao động hơn; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của người làm công tác CĐ.

“Phát huy vai trò và phối hợp chặt chẽ giữa CĐ ngành và CĐ các cấp, vì quyền lợi của đoàn viên CĐ, người lao động. CĐ của Thừa Thiên Huế phải thể hiện được sự thương hiệu, đặc thù thông qua các phong trào, hoạt động của mình. Để đạt được mục tiêu này, CĐ các cấp phải đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động; cần đúc rút kinh nghiệm, thấy được bài học sâu sắc trong giải quyết các vướng mắc thời gian qua, nhất là vụ công nhân nghỉ việc tập trung để đòi quyền lợi xảy ra tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Phú Lộc). Các cấp CĐ phải chủ động, linh hoạt, tuyệt đối không được bị động, bất ngờ để có hướng, giải pháp xử lý vấn đề đạt kết quả cao nhất”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ gợi mở và chỉ đạo.

Nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề, vì vậy, LĐLĐ tỉnh và các cấp CĐ tiếp tục thực hiện các phong trào mang lại hiệu quả và có sức lan tỏa từ thực tế; chú trọng xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp; làm sao để các cấp CĐ thực sự là chỗ dựa vững chắc cho người lao động.

Một trong những công việc hết sức quan trọng là, LĐLĐ tỉnh thường xuyên rà soát lại để chỉ đạo trong xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức CĐ trong các doanh nghiệp; kiện toàn, đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng các cơ sở trực thuộc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực thi pháp luật lao động; thành lập thí điểm các nghiệp đoàn theo Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của CĐ.

Những đề xuất, kiến nghị của LĐLĐ tỉnh và các cấp CĐ tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo Văn phòng Tỉnh ủy chú ý, tham mưu Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xử lý; hướng đến mục tiêu cao nhất là, CĐ góp phần đưa car trở thành thành phố trực thuộc Trunng ương vào cuối năm 2024, đầu năm 2025.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
HỘI NGHỊ CẤP CAO TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI (WMS) LẦN THỨ SÁU:
Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Truyền thông thế giới (WMS) lần thứ sáu đang diễn ra, các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội mới nổi, cùng nhau điều hướng giải quyết nhiều thách thức cấp bách và khám phá những hướng đi mới cho tiến trình cộng tác.

Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung
Return to top